Rối loạn tình dục nữ là tình trạng thường gặp trong đời sống tình dục
Tình dục hấp dẫn đàn ông hơn rất nhiều thứ khác
Đàn ông thích gì khi quan hệ tình dục?
"Chuyện ấy" nhiều không hẳn đã hạnh phúc
Người Mỹ và tự do tình dục: Đã thoáng, nay lại thoáng hơn!
RLCNTD của nữ giới có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi hay giai đoạn nào trong cuộc sống của phái nữ (sau khi sinh, thời kỳ cho con bú hay sau mãn kinh…), gây ra sự không thỏa mãn, thậm chí không muốn quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Những nguyên nhân
RLCNTD ở nữ giới bao gồm các rối loạn:
- Rối loạn hưng phấn.
- Rối loạn cực khoái.
- Giao hợp đau.
Chức năng tình dục ở nữ giới chỉ được thực hiện khi có sự phối hợp các hoạt động tâm sinh lý của cơ thể. Do đó, những tác động nào ảnh hưởng đến tâm sinh lý cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng tình dục của nữ giới và ở mức độ nghiêm trọng sẽ gây ra RLCNTD.
Có rất nhiều nguyên gây ra RLCNTD của nữ giới:
Sinh lý: các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, viêm khớp, rối loạn đường tiểu… tác động lên sinh lý cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và gây ra RLCNTD.
Tâm lý: những căng thẳng về mặt tình cảm, lo lắng trong đời sống cũng sẽ gây ra RLCNTD.
Rối loạn nội tiết tố: sự mất cân bằng nội tiết tố ở các thời kỳ sau khi sinh, mãn kinh… sẽ gây ra RLCNTD. Sự sụt giảm estrogen trong thời kỳ mãn kinh khiến niêm mạc âm đạo trở nên mỏng, khô, kém đàn hồi… gây đau khi giao hợp.
Thuốc: một số loại thuốc (thuốc huyết áp, thuốc chống động kinh…) khi sử dụng trong một thời gian dài sẽ gây ra RLCNTD.
Thuốc gây rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới
Thuốc là một trong những nguyên nhân gây ra RLCNTD của nữ giới. Sau đây là các loại thuốc khi sử dụng trong một thời gian dài, thường gây ra những rối loạn về chức năng tình dục của nữ giới:
Thuốc tăng huyết áp:
Các thuốc tăng huyết áp do làm giảm lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục nên thường gây ra tác dụng phụ làm suy giảm hoạt động tình dục ở nữ giới (giảm ham muốn hay rối loạn hưng phấn…) như:
- Nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACE): Captopril, Enalapril…
- Nhóm thuốc đối kháng canxi: Nifedipin, Amlodipin….
- Nhóm thuốc chẹn: Atenolol, Propanolol…
- Nhóm thuốc chẹn: Prazosin, Doxazosin…
Nhóm thuốc lợi tiểu Thiazide: Furosemid, Hydrochlorothiazid…
Thuốc giảm mỡ trong máu:
Các thuốc giảm mỡ trong máu như: các thuốc nhóm statin (simvastatin, atorvastatin...) hay các thuốc nhóm fibrat (fenofibrat, clofibrat…) có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu. nên cũng làm giảm sự sản sinh các nội tiết tố estrogen và testosterone trong cơ thể (vì cholesterol là nguyên liệu tổng hợp nên các nội tiết tố estrogen, testosterone), gây ra RLCNTD của nữ giới (giảm ham muốn, giao hợp đau…).
Các thuốc chống trầm cảm trong quá trình sử dụng thường gây ra RLCNTD của nữ giới do làm gia tăng nồng độ serotonin (chất dẫn truyền thần kinh gây ức chế hoạt động tình dục) và gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể (mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ…):
- Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Amitryptilin, nortryptilin…
- Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI): Fluoxetin, paroxetin…
- Nhóm thuốc ức chế men monoamine oxidase (IMAO): phenelzine, isocarboxazid…
Carbamazepin (Tegretol) là thuốc được sử dụng trong điều trị động kinh khi sử dụng trong một thời gian dài sẽ gây ra RLCNTD của nữ giới (rối loạn hưng phấn hay rối loạn cực khoái…).
Thuốc chống loạn thần:
Khi sử dụng trong một thời gian dài, các thuốc chống loạn thần (Risperidon, chlorpromazine…) thường gây ra tác dụng phụ làm RLCNTD của nữ giới.
Ngoài các thuốc trên, còn có nhiều loại thuốc khác cũng gây ra RLCNTD nữ giới:
- Thuốc kháng histamin (chlorpheniramin, dexchlorpheniramin…).
- Thuốc điều trị viêm loét dạ dày (cimetidin, omeprazol).
- Thuốc giảm đau opioid (hydrocodon, tramadol...).
- Thuốc an thần benzodiazepine (diazepam, clorazepam)…
Vì vậy, nữ giới trong quá trình sử dụng thuốc để điều trị một bệnh lý nào đó, nếu có những RLCNTD ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, cần vượt qua tâm lý ngại ngần, xấu hổ, thông báo cho bác sĩ. Bác sĩ điều trị sẽ có hướng xử lý bằng cách điều chỉnh liều dùng hay thay thế một loại thuốc khác, ít hoặc không gây ra RLCNTD của nữ giới.
DS. Mai Xuân Dũng
Bình luận của bạn