Bạc hà là thảo dược được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số loại bệnh thể chất và tinh thần
Tôm, gà trộn bạc hà chanh
Công dụng bất ngờ từ bạc hà
6 loại thảo mộc và gia vị giúp kéo dài tuổi thọ
Đánh bại ung thư bằng... gia vị
1. Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích
Bạc hà giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS), chẳng hạn như đau bụng và đầy hơi. Nó giúp thư giãn các cơ thắt thực quản, từ đó làm giảm các triệu chứng của IBS. Ngoài ra, bạc hà cũng thúc đẩy khả năng tiêu hóa nhờ giúp dạ dày "xử lý" thức ăn dễ dàng.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí bệnh tiêu hóa và Gan năm 2007, các nhà khoa học tìm thấy rằng, một liệu trình điều trị 4 tuần với dầu bạc hà có thể cải thiện các triệu chứng ở bụng của bệnh nhân IBS. Nó thậm chí có thể điều trị các triệu chứng tương tự như không dung nạp lactose hoặc bệnh viêm loét dạ dày.
Bạn có thể uống trà bạc hà một vài lần một ngày. Để làm trà, hòa một muỗng cà phê lá bạc hà khô vào một cốc nước sôi. Để yên trong 10 phút, lọc bã và uống trực tiếp.
2. Giảm nhức đầu
Bạc hà giúp giảm bớt đau đầu, chẳng hạn như chứng đau nửa đầu, đau đầu liên quan đến stress hay căng thẳng tâm lý. Thảo dược này có tác dụng giảm đau đáng kể nhờ khả năng tác động tới sự nhạy cảm của các dây thần kinh làm cho chúng ta có cảm giác “đau”. Nó cũng cải thiện lưu thông máu và làm thư giãn các cơ bắp đang bị căng thẳng.
Trong một nghiên cứu năm 1994 được công bố trên Tạp chí Cephalalgia, sự kết hợp giữa dầu bạc hà và ethanol làm giảm đáng kể độ nhạy cảm với đau đầu. Các nghiên cứu cũng đã tìm thấy, hương thơm tươi mát của bạc hà có thể hữu ích trong việc cải thiện trí nhớ và gia tăng khả năng tập trung.
Hòa 3 giọt tinh dầu bạc hà với một muỗng canh dầu jojoba hoặc dầu olive. Xoa dầu ở mặt sau của cổ và thái dương, sau đó massage nhẹ nhàng từ 5 - 10 phút. Uống một tách trà bạc hà cũng giúp làm giảm bớt đau đầu.
Tính chất làm dịu của bạc hà giúp làm giảm tình trạng nhức đầu
3. Giảm buồn nôn
Bạc hà cũng giúp giảm buồn nôn và ói mửa nhờ kích hoạt các enzyme cần thiết cho tiêu hóa. Theo một nghiên cứu năm 1997 tại Đại học Liverpool ở Anh, bạc hà có hiệu quả làm giảm buồn nôn sau phẫu thuật.
Hãy chầm chậm nhâm nhi một tách trà bạc hà ấm để làm giảm buồn nôn. Một lựa chọn khác là ngậm kẹo bạc hà hoặc nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà trong một chiếc khăn tay và hít nó.
Lưu ý: Có một số trường hợp bị dị ứng với mùi bạc hà, nếu mùi hương gây buồn nôn cho bạn, hãy tránh sử dụng bạc hà.
4. Hỗ trợ sức khỏe răng miệng
Thuộc tính kháng khuẩn trong bạc hà ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn trong miệng, do đó ngăn ngừa sâu răng, bệnh nướu răng và nhiều vấn đề răng miệng khác. Đặc biệt, bạc hà cũng được biết đến với công dụng khử mùi hôi trong hơi thở.
Nhai 5 - 6 lá bạc hà tươi hàng ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Bạn cũng có thể sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng có chứa bạc hà để đánh răng và súc miệng. Thêm vào đó, hãy chuẩn bị một cốc nước trà bạc hà để nguội, sau đó súc miệng mỗi ngày một lần.
5. Ngăn ngừa dị ứng và hen suyễn
Bạc hà cũng giúp giảm bớt các triệu chứng dị ứng và hen suyễn. Nó giúp cơ thể để loại bỏ các chất nhầy từ đường hô hấp, phổi, phế quản và khí quản. Điều này làm giảm các triệu chứng hen suyễn. Bên cạnh đó, bạc hà có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và tính kháng khuẩn cực mạnh ngăn chặn các phản ứng dị ứng.
Nếu bạn đang bị ho, thêm một giọt dầu bạc hà vào một bát nước nóng và hít hơi nước. Trộn một vài giọt tinh dầu bạc hà với dầu dừa, chà xát nó trên ngực, cổ và mũi của bạn để làm thông đường thở. Ngoài ra, thưởng thức một vài tách trà bạc hà mỗi ngày để phòng ngừa các triệu chứng dị ứng và hen suyễn.
Lá bạc hà tươi và khô có thể mua dễ dàng trên thị trường. Bạc hà tươi được ưa thích hơn dạng khô vì nó có hương vị cũng như giàu chất dinh dưỡng và dược tính hơn. Bạn có thể thưởng thức trà bạc hà, hoặc thêm bạc hà vào món salad, món canh, sinh tố, nước trái cây, nước sốt hoặc các món ăn khác.
Bình luận của bạn