13 dấu hiệu đau bụng do bệnh túi mật, sỏi mật

Các bệnh túi mật như sỏi mật, viêm túi mật… cũng có thể gây đau đớn, khó chịu

Làm thế nào để cải thiện cuộc sống khi không còn túi mật?

Những điều bạn cần biết sau khi thực hiện phẫu thuật cắt túi mật

Đào thải sỏi mật bằng biện pháp tự nhiên

3 cách phòng ngừa sỏi mật đơn giản nhưng hiệu quả

Tương tự như các cơ quan khác, túi mật cũng có thể gặp vấn đề

Sỏi mật là những hạt nhỏ, cứng, có kích thước cỡ từ một hạt cát đến một quả bóng golf. Ở người bệnh sỏi mật, khi túi mật co bóp để đưa dịch mật vào ruột, các viên sỏi có thể chặn ống dẫn mật, gây ra những cơn đau rất khó chịu.

Người mắc các vấn đề túi mật thường bị đau bụng sau khi ăn các bữa ăn có nhiều chất béo. Cơn đau cũng thường kéo dài từ vài phút tới vài giờ.

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh túi mật, sỏi mật

Trên thực tế, nhiều người không biết rằng mình đang bị sỏi mật vì không có triệu chứng rõ ràng. Dù những viên sỏi “thầm lặng” này không cần điều trị, nhưng chúng có thể trở nên trầm trọng hơn, dẫn tới các bệnh túi mật khác như ung thư túi mật trong tương lai.

Đau ở vùng bụng trên, bên phải có thể cảnh báo sỏi mật, bệnh túi mật

Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến do sỏi mật mà bạn có thể gặp phải:

- Đau bụng đột ngột, dữ dội ở vùng bụng trên, bên phải.

- Đau ở giữa bụng, dưới ngực, có thể nhầm với tình trạng đau tim.

- Cơn đau có thể lan tới giữa hai bả vai.

- Cơn đau có thể lan sang vai phải.

- Đau bụng kèm cảm giác buồn nôn, nôn mửa.

Nếu không được điều trị, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn, bao gồm:

- Đau bụng kéo dài hơn 5 tiếng và và khiến người bệnh không thể ngồi yên.

Vàng da cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh túi mật nghiêm trọng

- Vàng da (da và lòng trắng mắt có màu vàng).

- Sốt.

- Ớn lạnh.

- Nước tiểu có màu vàng sậm.

- Phân nhạt màu khác thường.

Sỏi mật có thể ảnh hưởng đến tuyến tụy, gây ra tình trạng viêm tụy cấp do sỏi mật. Tình trạng này xảy ra khi sỏi mật ngăn cản sự di chuyển của các enzyme tiêu hóa từ tuyến tụy, dẫn đến tình trạng viêm tuyến tụy. Các triệu chứng cũng tương tự như triệu chứng sỏi mật thông thường, nhưng có thêm hai dấu hiệu:

- Đau quặn ở vùng bụng trên, bên trái.

- Đau lưng.

Nếu bạn đang có bất kỳ triệu chứng nào như trên, hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh túi mật ngay lập tức.

Lựa chọn điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh túi mật

Nếu bạn có viên sỏi đang lọt vào ống dẫn mật, ngăn không cho dịch mật đổ vào ruột non, các bác sỹ có thể yêu cầu loại bỏ sỏi mật bằng nội soi hoặc phẫu thuật cắt túi mật. Nguyên nhân là do cơ thể vẫn có thể hoạt động bình thường mà không cần túi mật. Việc cắt bỏ túi mật cũng giúp ngăn ngừa tình trạng viêm, giảm nguy cơ ung thư túi mật trong tương lai.

Nếu vì một lý do nào đó, người bệnh không thể làm phẫu thuật, các bác sỹ có thể cho bạn dùng thuốc giúp hòa tan phần nào sỏi mật. Điều này có thể mất tới vài tháng và người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát sỏi sau này.

Trong trường hợp bạn bị viêm tụy cấp do sỏi mật, các bác sỹ sẽ yêu cầu bạn không ăn hoặc uống gì trong vòng một vài ngày, thay vào đó là truyền dịch và các dưỡng chất khác để giảm tình trạng viêm tụy. Ngoài ra, việc loại bỏ các chất lỏng trong dạ dày cũng giảm cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Sau khi tình trạng viêm giảm dần, các bác sỹ sẽ tìm cách loại bỏ sỏi mật, cắt túi mật nếu cần.

Vi Bùi H+ (Theo Self)

Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang chứa 8 thảo dược quý, giúp hỗ trợ điều trị sỏi mật, giảm và cải thiện triệu chứng và phòng tái phát sỏi hiệu quả.

Làm thế nào để cải thiện cuộc sống khi không còn túi mật? - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa