20 cách điều trị bệnh tay chân miệng ngay tại nhà

Bệnh tay chân miệng không có thuốc điều trị đặc hiệu

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Cách điều trị bệnh tay chân miệng và phòng ngừa bệnh cho trẻ

9 điều cha mẹ cần biết về bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có dễ lây lan?

1. Nước dừa

Không chỉ làm mát cơ thể, nước dừa còn chứa các vitamin, khoáng chất, chất điện giải và chất chống oxy hóa. Nó cũng chứa acid lauric có khả năng chống lại virus. Cho trẻ bị bệnh tay chân miệng uống nước dừa sẽ giú giảm đau trong miệng và bổ sung nước cho cơ thể. Bạn cũng có thể làm đá từ nước dừa để cho bé ngậm, để giảm đau vết loét miệng. 

2. Súc miệng bằng dầu 

Súc miệng bằng dầu sẽ giúp làm sạch răng miệng, làm dịu các vết loét miệng do bệnh chân tay miệng. Lấy 1 thìa canh bất kỳ loại dầu nào như dầu lạc, mè hoặc dầu dừa, rồi bảo trẻ ngậm trong miệng từ 5 - 10 phút, sau đó nhổ ra. Bảo trẻ đừng nuốt dầu sau khi ngậm. 

3. Dầu gan cá tuyết

Dầu gan cá tuyết có chứa vitamin A, D và E. Nó làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và có đặc tính chống vi khuẩn. Bạn có thể cho trẻ uống dầu gan cá tuyết ở dạng viên nang hoặc trộn cùng với nước trái cây, sữa. 

4. Cây cúc dại (Echinacea) 

Cây cúc dại có đặc tính kháng khuẩn, làm tăng hệ miễn dịch, giảm các triệu chứng sốt, cảm lạnh và hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng. Bạn có thể cho trẻ dùng chiết xuất cây cúc dại ở dạng viên nag hoặc đun sôi lá cúc dại trong nước để pha trà, cho thêm chút mật ong rồi uống. 

5. Tinh dầu hoa oải hương 

Tinh dầu hoa oải hương là một chất khử trùng, chống lại virus rất tốt. Nó cũng giúp thư giãn, nhờ đó bé sẽ ngủ ngon hơn. Bạn có thể cho thêm một vài giọt tinh dầu hoa oải hương vào nước tắm của trẻ, hoặc dùng máy khuếch tán tinh dầu. 

6. Tinh dầu chanh 

Tinh dầu chanh là một chất khử trùng, giúp chống lại virus và nuôi dưỡng làn da. Bạn có thể trộn một vài giọt tinh dầu chanh với một chút dầu dừa hoặc dầu olive rồi thoa lên da trẻ. 

7. Rễ cam thảo 

Rễ cam thảo có đặc tính chống virus, tăng khả năng miễn dịch do có chứa triterpenoid. Nó cũng tạo thành một lớp nhầy mỏng ở bên trong cổ họng, làm dịu mụn nước. Đun sôi một ít rễ cam thảo trong nước, lọc lấy nước rồi thêm một chút mật ong để uống như uống trà. Nên thận trọng khi sử dụng rễ cam thảo, dùng quá nhiều có thể gây hại. 

8. Súc miệng bằng nước muối ấm 

Súc miệng bằng nước muối ấm 3 - 4 lần một ngày sẽ giúp lảm đau vết loét miệng. Bạn có thể dùng muối hồng Himalaya, bởi loại muối này giúp cân bằng độ pH trong miệng.  

9. Tắm bằng muối Epsom

Cho thêm chút muối Epsom và nước tắm có thể giúp làm dịu các vết mụn trên cơ thể và giúp trẻ bị bệnh tay chân miệng hồi phục nhanh hơn. Cùng với muối Epsom, cho thêm một chút tinh dầu hoa oải hương và tinh dầu chanh vào nước tắm, sẽ tốt hơn cho bé. 

10. Tỏi 

Tỏi có đặc tính kháng khuẩn mạnh vì nó chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh. Bạn có thể cho tỏi và thức ăn, cho trẻ uống dưới dạng viên nang hoặc pha trà thảo dược bằng cách đun sôi 3 tép tỏi trong nước, để nguội rồi cho bé uống. 

Xem thêm: Các biện pháp điều trị bệnh tay chân miệng ngay tại nhà


11. Quả cơm cháy (Elderberry)

Quả cơm cháy nổi tiếng với các đặc tính chống oxy hóa, giúp tăng khả năng miễn dịch và cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Nó giúp cơ thể sản xuất chất nhầy để chống lại virus. Nó làm tăng nhiệt độ cơ thể một chút, do đó làm cho virus khó nhân lên và phát triển. 

12. Gừng 

Gừng giúp chống virus, giảm đau và an thần. Bạn nên pha trà gừng hoặc cho thêm gừng vào món ăn cho trẻ. 

13. Dầu dừa

Dầu dừa có đặc tính kháng virus. Bạn có thể bôi dầu dừa vào những nốt mụn nước để điều trị bệnh tay chân miệng.

14. Lá neem 

Lá neem có đặc tính kháng khuẩn, đã được sử dụng để điều trị các bệnh do virus trong hàng trăm năm. Bạn có thể trộn bột lá neem với ít nước rồi bôi lên các vết loét. Nếu có dầu lá neem, thì trộn một ít với dầu dừa và vài giọt dầu hoa oải hương rồi bôi trên da. 

15. Quả lý gai (Gooseberry) 

Quả lý gai giàu vitamin C - một loại vitamin cần thiết cho khả năng miễn dịch. Nó giúp làm sạch máu và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Bạn có thể cho bé uống nước ép quả lý gai tươi hoặc pha bột quả lý gai khô trong ước rồi uống. 

16. Lựu

Lựu chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm giúp làm dịu các triệu chứng của bệnh tay chân miệng.

17. Giấm táo 

Giấm táo chứa vitamin nhóm B, vitamin C và một hợp chất hóa học gọi là inulin làm tăng số lượng bạch cầu (WBC). WBC giúp chống lại virus trong cơ thể chúng ta. Trộn 2 thìa cà phê giấm táo trong nước ấm rồi yêu cầu trẻ súc miệng. 

18. Cúc tâm tư (Calendula) 

Cúc tâm tư thuộc họ Cúc vạn thọ, có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn, giảm viêm, làm lành vết thương. Bạn có thể pha trà từ cánh hoa cúc tâm tư, cho thêm chút mật ong, đưa cho trẻ uống; Hoặc dùng kem chiết xuất từ cúc tâm tư để thoa lên các vết loét để làm dịu chúng. 

19. Hương nhu tía (Tulsi) 

Hương nhu tía có thể chống lại virus, làm giảm viêm, giảm đau. Uống nước ép hương nhu tía vài lần mỗi ngày là cách tự nhiên giúp điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ.

20. Lô hội 

Lô hội có đặc tính kháng khuẩn, làm tăng khả năng miễn dịch. Lô hội cũng có chứa vitamin, khoáng chất có lợi cho da. Thoa gel lô hội vào những nốt mụn nước sẽ giúp chúng mau lành. Bạn cũng có thể cho trẻ bị bệnh tay chân miệng uống nước ép lô hội. 

Vân Anh H+ (Theo parenting.firstcry)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm