200 ca bệnh nan y được hồi sinh nhờ phương pháp "kỳ diệu"

Bệnh nhân Bùi Đăng Thủy, 64 tuổi, bị bệnh đa u tủy xương đang được bác sỹ thực hiện ghép tế bào gốc tại Khoa Ghép tế bào gốc - Viện Huyết học & Truyền máu TW (16/5).

Lần đầu tiên ghép tế bào gốc chữa tan máu bẩm sinh

Ghép tế bào gốc trị ung thư vú được trao giải sáng tạo

Cả nước có gần 400 ca bệnh được ghép tế bào gốc

Bệnh nhân ung thư máu: Không còn tuyệt vọng!

Đây là thông tin được TS. Bạch Quốc Khánh - Phó viện trưởng Viện huyết học & Truyền máu TW, đưa ra tại Hội nghị tổng kết 10 năm ghép tế bào gốc

Kể từ ca ghép tế bào gốc đầu tiên cho bệnh nhân đa u tủy xương vào tháng 11/2006, đến nay, Viện huyết học & Truyền máu TW đã thực hiện thành công 204 ca ghép (trong đó 111 trường hợp ghép tự thân và 93 trường hợp ghép đồng loài), chiếm gần 50% tổng số ca ghép được thực hiện trên toàn quốc. Đặc biệt, ghép tế bào gốc cho các nhóm bệnh đa u tủy xương, u lympho ác tính, thalassemia, rối loạn sinh tủy, suy tủy xương... đã trở thành phương pháp thường quy, với tỷ lệ sống đối với các ca luôn ở mức cao.

Bệnh nhân Nguyễn Thị Thanh Hương (Bắc Giang) bị ung thư máu xúc động chia sẻ câu chuyện được hồi sinh nhờ công nghệ ghép tế bào gốc

 Cũng theo TS. Bạch Quốc Khánh, trong hành trình 10 năm thực hiện ghép tế bào gốc, thành công của Viện Huyết học & Truyền máu TW chính là đã thành lập được ngân hàng gốc máu dây rốn cộng đồng.

Từ tháng 9/2014 Viện Huyết học & Truyền máu TW đã phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Trung ương thu thập máu dây rốn từ người tình nguyện. Viện đã thu thập, xử lý và lưu trữ thành công 2.400 đơn vị máu dây rốn, trong đó có 2.050 đơn vị máu dây rốn cộng đồng đảm bảo chất lượng (đã sàng lọc các tác nhân truyền nhiễm, bệnh lý di truyền). Cho đến nay, Viện cũng thực hiện thành công 10 ca ghép tế bào gốc từ nguồn máu dây rốn của Ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng.

TS. Bạch Quốc Khánh - Phó Viện trưởng Viện Huyết học & Truyền máu TW chia sẻ những thành công sau 10 năm triển khai phương pháp ghép tế bào gốc tại Viện

"Ghép tế bào gốc đã đem lại cho người bệnh một cuộc sống mới, có cơ hội khỏi bệnh. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất với hầu hết bệnh nhân có chỉ định ghép tế bào gốc là chi phí lớn. Như với một ca ghép tế bào gốc tự thân khoảng 200 triệu đồng trong đó Bảo hiểm y tế chi trả khoảng 50%. Còn với ghép tế bào gốc đồng loại chi phí từ 700 – 800 triệu, trung bình người bệnh phải tự chi trả khoảng 200 - 300 triệu đồng, là số tiền không tưởng với các bệnh nhân là lao động, người làm nông...", Phó Viện trưởng Bạch Quốc Khánh cho biết.

Cũng bởi vậy, bên cạnh việc mở rộng chỉ định được ghép tế bào gốc để cứu nhiều người bệnh, Viện Huyết học & Truyền máu TW đang tiếp tục nỗ lực làm việc với đơn vị chi trả BHYT để người bệnh được thanh toán tốt nhất, tạo cơ hội được chữa trị cho những người bệnh hiểm nghèo.

Còn GS.TS Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học & Truyền máu TW khẳng định, trong thời gian tới, nguồn tế bào gốc được lưu trữ sẽ không chỉ được sử dụng để điều trị bệnh máu mà còn có thể sử dụng cho để ghép tế bào gốc điều trị nhiều bệnh khác như: Đái tháo đường, parkinson, bệnh lý thần kinh… nhằm mang lại cơ hội sống cho các bệnh nhân mắc bệnh nan y và trở thành tài sản chung cho toàn xã hội.

Mun Mun H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin