Suy tủy xương: Những điều cần biết

Sự suy giảm của bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu là nguyên nhân gây ra suy tủy xương

Chú cá sắt và công năng "thần kỳ" chữa bệnh thiếu máu

Lòng bàn tay nhợt - dấu hiệu bệnh thiếu máu ở trẻ nhỏ

Sử dụng thuốc sắt trong điều trị thiếu máu như thế nào?

Bà bầu thiếu máu: Nên ăn gì, uống gì?

Suy tủy xương là tình trạng giảm sinh các dòng tế bào máu ở tủy. Có ba dòng tế bào máu ở tủy xương: Dòng hồng cầu, dòng bạch cầu và dòng tiểu cầu. Bệnh suy tủy có thể giảm sinh một hay cả ba dòng tế bào nêu trên. Suy tủy cũng là tình trạng suy về chất lượng của ba dòng tế bào trong tủy xương. 

Suy tủy xương cũng còn là hậu quả của việc xâm lấn ác tính của các tổ chức khối u hay không phải khối u váo tủy xương. Khối u có thể tại tủy xương hay từ nơi khác.

Mọi lứa tuổi có thể mắc suy tủy, nhưng lứa tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao hơn cả là từ 20 - 30 tuổi, nữ mắc bệnh nhiều hơn nam. 

Những nguyên nhân

Do thuốc: Có nhiều loại thuốc gây suy tủy xương, nhưng cloramphenicol là hay gặp nhất. Ngoài ra, một số thuốc khác như thuốc phòng chống sốt rét, thuốc chống ung thư, chống lao, chống động kinh, co giật, thuốc trị đái tháo đường cũng có khả năng gây suy tủy.

Do tác dụng của điều trị ung thư: Bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị bằng hóa trị sẽ phải sử dụng thuốc nhằm phá hỏng DNA của các tế bào thuộc khối u, hủy diệt chúng khi chúng đang cố gắng sản sinh. 

Đây là một quá trình điều trị toàn thân, tác động đến toàn bộ các tế bào đang phát triển nhanh. Bao gồm các tế bào của khối u và các tế bào bình thường như các tế bào ở nang tóc và ở đường tiêu hóa. Điều này đã gây ra rất nhiều các tác dụng phụ như: Bị rụng tóc và viêm đường tiêu hóa, biếng ăn,….Đặc biệt là chứng suy tủy xương.

Do hóa chất: Vì tiếp xúc lâu dài với các hóa chất như Benzen, thuốc trừ sâu DDT, chì, thạch tín

Do phóng xạ: Nhiễm xạ liên tục với liều lượng lớn sẽ dẫn đến suy tủy xương.

Do nhiễm trùng: Một số bệnh nhân nhiễm trùng nặng hoặc nhiễm trùng huyết cũng có thể bị suy tủy xương cấp. Bệnh thường rất nặng, có thể gây tử vong trong vài tuần đầu. Bệnh lao, suy thận cũng có thể gây suy tủy thứ phát.

Do nhiễm virus: Virus viêm gan A-B đã bị coi là nguyên nhân gây suy tủy xương. Một số bệnh nhân nhiễm HIV cũng bị suy tủy xương. Ở những người này, tế bào tủy giảm có thể là do virus ngăn chặn tạo máu, hoặc do sử dụng nhiều loại thuốc để kiểm soát sự nhân đôi virus.

Ngoài ra, suy tủy xương còn có thể do viêm khớp, có thai, có tuyến ức to, tuyến giáp to…

Triệu chứng

Ở giai đoạn đầu (khởi phát): Bệnh nhân thường mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da xanh, niêm mạc nhợt. Các biểu hiện thiếu máu diễn ra từ từ, bệnh nhân thường thích nghi với tình trạng này. 

Ở giai đoạn toàn phát, 100% bệnh nhân có hội chứng thiếu máu: Da xanh, niêm mạc nhợt, lòng bàn tay trắng bệch, móng tay nhợt có khía, dễ gãy; Hồi hộp, đánh trống ngực, hoa mắt, chóng mặt, nhịp tim nhanh. Nếu thiếu máu nặng, người bệnh có thể ngất xỉu khi gắng sức. Từng đợt sốt cao do nhiễm khuẩn có thể thường xuyên xảy ra. Xuất huyết với nhiều hình thức như: Chảy máu cam, chảy máu chân răng khi đánh răng. Thậm chí, bệnh nhân còn bị xuất huyết nội tạng như chảy máu đường tiêu hóa (nôn, đi ngoài ra máu), ở nữ giới có thể rong kinh, kinh kéo dài.... Khó thở do tim không được cung cấp đủ máu.

Suy tủy xương là một bệnh có cơ chế chưa rõ ràng. Do vậy, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau như: Dùng thuốc ức chế miễn dịch, ghép tủy xương, cắt lách, điều trị kích thích sinh máu và điều trị hỗ trợ bằng truyền khối hồng cầu, khối tiểu cầu hoặc khối bạch cầu. Các bác sỹ chuyên khoa huyết học sẽ đánh giá và quyết định phương pháp điều trị phù hợp đối với từng bệnh nhân.

Hiệp Nguyễn H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh