Tỷ lệ người mắc tiền tiểu đường đang tăng nhanh, và hầu hết họ không biết mình có bệnh. Bị tiền tiểu đường nghĩa là lượng glucose trong máu bạn cao hơn bình thường, nhưng chưa đến mức bị xếp vào tiểu đường. Các nghiên cứu cho thấy hầu hết những người bị tiền tiểu đường sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 trong vòng 10 năm, trừ phi họ giảm cân và thay đổi chế độ ăn, tập thể dục.
Vì tiền tiểu đường phát triển dần dần qua nhiều năm, nên người ta thường cho rằng chúng không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận ra những dấu hiệu cảnh báo chắc chắn về sự gia tăng kháng insulin - mất khả năng chuyển hóa đường một cách hợp lý - yếu tố chủ chốt trong giai đoạn tiền tiểu đường, theo Beth Reardon, giám đốc dinh dưỡng cho trung tâm Duke Integrative Medicine tại Đại học Duke.
Để ý tới những dấu hiệu cảnh báo sẽ cho bạn thời gian để thực hiện các thay đổi trước khi quá muộn:
Ảnh: solutions2life.com. |
1. Cảm thấy mệt mỏi và uể oải sau khi ăn:
Bạn buồn ngủ ngay sau khi bữa ăn? Đây là phản ứng bình thường, nhưng nếu chuyện này xảy ra thường xuyên, cơ thể bạn có thể đang gửi thông điệp rằng chế độ ăn này quá gần gũi với "anh bạn" tiểu đường.
Giải pháp: Làm chậm quá trình chuyển hóa đường. Chọn các loại carbonhydrate dạng thô hơn, như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, hoa quả tươi (không phải là nước ép hoa quả), những thứ mà cơ thể phải tiêu hóa lâu hơn. Điều đó sẽ giúp lượng đường máu ổn định trong quá trình dài hơn.
Đi bộ nhẹ nhàng sau ăn - đi bộ 15 phút - thay vì ngồi trước màn hình. Các hoạt động này sẽ giúp
cơ thể xử lý lượng glucose ăn vào một cách hiệu quả hơn.
2. Giảm ăn mà không thấy giảm cân
Hầu hết người bị tiền tiểu đường có cân nặng thừa. Chỉ riêng yếu tố này đã là nguy cơ lớn gây tiểu đường. Tuy nhiên, cần đặc biệt lo lắng khi bạn cắt giảm calo mà vẫn không thấy giảm cân. Sự giữ cân ương ngạnh này có thể là kết quả của những thông điệp nhầm lẫn rằng các tế bào cơ thể đang nhận năng lượng.
Các tế bào cơ thể đang đói dần vì năng lượng mà chúng cần (dưới dạng glucose) không được hấp thụ tại các điểm tiếp nhận insulin trên bề mặt tế bào. Để đối phó với tình trạng thiếu năng lượng hiển hiện, cơ thể sẽ giữ chặt kho dự trữ hiện có - là mỡ. Vì thế, số thức ăn ít ỏi được đưa vào sẽ được chuyển ngay vào kho năng lượng - để có nhiều mỡ hơn.
Giải pháp: Để cải thiện tình trạng này, hãy thay đổi mục tiêu giảm cân. Đừng nghĩ rằng "tôi phải giảm 25 cân ngay, tôi không thể làm điều đó". Thay vì thế, hãy chọn mục tiêu nhỏ thôi. Chỉ cần giảm 5-7% cân nặng, bạn đã ngăn cản hoặc trì hoãn được tiểu đường đến 60%. Kết hợp thay đổi lối sống (nhất là chế độ ăn) và dùng các loại thuốc là bạn có thể đạt được mục tiêu này.
3. Tăng cân ở giữa cơ thể
Tăng cân ở vùng giữa (eo và bụng) được xem là nguy cơ nguy hiểm hơn so với khi tăng cân ở đùi
hay mông. Loại mỡ bụng này có liên quan tới sự gia tăng huyết áp cao, tim mạch, đột quỵ và lượng
cholesterol nguy hiểm. Với đàn ông, điểm nguy hiểm là khi vòng eo từ 100 cm trở lên, và phụ nữ, mức
nguy hiểm là 89 cm trở lên.
Giải pháp: Chế độ ăn, giảm cân và tập thể dục. Không nhất thiết phải là các bài tập đứng lên ngồi
xuống hay bài tập chỉ nhăm nhăm vào vùng bụng. Hãy cử động toàn thân, từ 30 đến 60 phút mỗi ngày
(như đi nhanh chẳng hạn).
4. Huyết áp cao theo sau tăng cân
Huyết áp cao có liên hệ với nhiều loại bệnh khác nhau. Nhưng tiền tiểu đường có thể là nguyên nhân, khi huyết áp cao dường như đến sau sự tăng cân (đặc biệt là tăng cân giữa cơ thể), mệt mỏi và một số yếu tố tiêu cực khác (lượng cholesterol bất thường, triglycerides cao).
Các con số cần cảnh giác: huyết áp bằng hoặc lớn hơn 130/85; lượng cholesterol tốt HDL dưới 40
mg/Dl đối với nam và dưới 50 mg/Dl với nữ, và triglycerides là 150 mg/Dl.
Giải pháp: Giảm cân từ từ thông qua thay đổi chế độ ăn và tăng luyện tập.
Theo Thuận An (VnExpress/Caring)
Bình luận của bạn