Một số trẻ có thể thực hiện thói quen này trước 18 tháng tuổi nhưng trên thực tế lại cũng có những trẻ 3 tuổi hoặc nhiều hơn thế mới biết cách đi vệ sinh. Nguyên nhân của sự khác biệt này phụ thuộc vào thời điểm dạy dỗ của các bậc cha mẹ.
Bước 1: Hãy xác định thời điểm bé có thể sẵn sàng đi vệ sinh
Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công. Cách đơn giản để xác định được “khung giờ vàng” này đó là thông qua dấu hiệu tã hoặc bỉm của bé không thường xuyên ướt như trước nữa mà “tình trạng” luôn khô ráo trong thời gian khá dài.
Dấu hiệu này chứng tỏ bé có thể kiểm soát được tình trạng đi
tiểu của mình trong khoảng thời gian dài và cũng là thời điểm thích hợp cho bé
ngồi bô và mặc đồ lót thay vì đóng bỉm hoặc dùng tã như mọi khi.
Xin nhắc lại rằng theo các chuyên gia sức khỏe thuộc trang web Mayo Clinic của Mỹ thì việc huấn luyện bé đi vệ sinh bằng cách ngồi bô nếu lựa chọn không đúng thời điểm thì quãng thời gian để bé thành thục với thói quen này sẽ mất rất nhiều thời gian.
Bước 2: Lựa chọn chiếc bô phù hợp
Một chiếc bô thích hợp cho bé cũng sẽ giúp bé dễ dàng hình thành thói quen đi vệ sinh dễ dàng hơn. Đó có thể là một chiếc bô nhỏ đặt ở một góc trên nền nhà hoặc chiếc bộ đặt trong nhà vệ sinh.
Hãy lưu ý khi chọn chiếc bô cho bé bạn nên chọn chiếc bô phù hợp với kích thước “vòng ba” của bé không quá chật và không quá rộng để mang lại cho bé cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Bước 3: Chọn mua đồ lót cho bé
Khi mua đồ lót cho bé bạn nên mua nhiều chiếc cùng lúc để đề phòng những “rủi ro” trong một vài ngày đầu khi bé chưa thể kiểm soát tình hình đi vệ sinh theo đúng ý muốn. Hãy thường xuyên nhắc nhở bé về cách kiểm soát thói quen đi vệ sinh và đừng quên khen thưởng bé nếu bé thực hiện được điều này ngay cả khi đó chỉ là khoảng thời gian ngắn.
Trong khoảng thời gian bé ngồi bô để khích lệ tinh thần của bé cũng như động viên bé kiên trì hơn bạn có thể thưởng cho bé một chiếc kẹo hoặc lôi cuốn sự chú ý của bé theo hướng khắc bằng cách cho bé xem một bức tranh sinh động, để giúp bé quên đi quãng thời gian phải ngồi bô khi chưa quen với cách ngồi bô này.
Bước 4: Chú ý đến những “tín hiệu đèn xanh” của bé
Để rèn luyện cho bé cách đi vệ sinh trở thành thói quen thường xuyên thì trong khoảng thời gian đầu bạn nên chú ý đến những biểu hiện của bé. Bởi thời gian đầu bé có thể chưa biết đòi đi vệ sinh hoặc chưa biết nói để thông báo với bạn về “thông điệp” ấy. Những dấu hiệu dễ nhận biết và bạn nên nhanh chóng đưa bé vào vị trí ngồi bô như bé dùng tay chạm vào “vùng kín”, bé đang chơi bỗng dưng im lặng, bé tự đi vào nhà vệ sinh, bé bi bô nói từ “ị”….Khi ấy hãy nhanh chóng đưa bé vào nhà vệ sinh và ngồi bô.
Bước 5: Động viên bé ngay cả khi bé gặp “nạn”
Theo các chuyên gia thuộc Hiệp Hội Nhi Khoa – Mỹ thì việc ngồi bô của trẻ trong khoảng thời gian vài tuần đầu hay vài tháng đầu có thể khiến trẻ có thể gặp phải những “tai nạn” không mong muốn. Trong trường hợp nếu chẳng may bé rơi vào tình cảnh này thì đừng vội la mắng khiến cho trẻ hoảng hốt, lo sợ sẽ tạo tâm lý xấu mà ngược lại hãy động viên bé cố gắng trong những lần sau, tiếp đó hãy vệ sinh sạch sẽ cho bé.
Cuối cùng lời khuyên dành cho bạn là nếu muốn huấn luyện bé ngồi bô thành công, nhanh chóng thì điều quan trọng là hãy biết cách lựa chọn thời điểm thích hợp, đừng nản chí nếu việc dạy dỗ trẻ bị bất thành trong những lần đầu hoặc bé rất chậm tiếp thu “bài học” này. Hãy kiên nhẫn và cố gắng động viên bé nhiều hơn!
Bình luận của bạn