- Chuyên đề:
- Bạn cùng nhà
Thú cưng có thể truyền bệnh cho bạn
Nhận biết bệnh nguy hiểm do lây nhiễm Leptospira từ thú cưng
Đẳng cấp thú cưng khi chăm lo sức khoẻ cho chủ nhân
Loạt ảnh trước và sau khi tắm của thú cưng: Bỗng dưng "bị" xấu!
Những lợi ích không ngờ khi nuôi thú cưng
1. Khuẩn Salmonella
Khuẩn Salmonella không chỉ có ở thịt chưa nấu chín, mà còn trú ngụ ở thú nuôi trong nhà. Salmonella là loại vi khuẩn sống ở đường tiêu hóa. Động vật nhiễm phải loại khuẩn này vẫn có biểu hiện khỏe mạnh. Chúng sẽ truyền vi khuẩn ra ngoài qua phân, do đó bạn có thể nhiễm khuẩn qua các bộ phận trên cơ thể chúng, ví dụ như lông.
Nếu bạn không rửa tay sau khi chạm phải động vật bị nhiễm, bạn cũng có thể bị lây nhiễm. Để giảm thiểu nguy cơ, bạn nên rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi chơi với thú nuôi.
2. Ringworm
Ringworm là một loại bệnh nấm ngoài da. Bạn có thể bị lây nhiễm ở những nơi như tủ chứa đồ, phòng thay đồ ở bể bơi hay ngay chính vật nuôi của bạn.
Nếu muốn kiểm tra vật nuôi có bị nhiễm hay không, bạn nên tìm những nốt mẩn đỏ có rìa ngoài sẫm màu hơn phần giữa hoặc những nốt mọng nước, đóng vảy, rỉ dịch vàng. Sau một thời gian, tình trạng rụng lông sẽ xảy ra ở vùng bị nhiễm bệnh. May mắn là căn bệnh này dễ chữa trị với các biện pháp can thiệp trực tiếp.
3. Bệnh mèo cào
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), 40% các con mèo có chứa vi khuẩn gây nên bệnh này ở một thởi điểm nhất định trong vòng đời của chúng. Con người có thể bị lây nhiễm khi bị cắn, cào.
Sau khi bị mèo cào, bạn sẽ thấy vết thương trở nên sưng đỏ, thêm vào đó là các triệu chứng như bị cảm nhẹ. Loại bệnh này cũng có thể ảnh hưởng một cách nghiêm trọng hơn.
Để phòng chống lây nhiễm, khi chơi với mèo không nên để chúng cào hay cắn bạn, diệt bọ chét, rửa các vết xước bằng xà phòng và nước ấm nếu bị cào.
Để phòng chống lây nhiễm, khi chơi với mèo không nên để chúng cào hay cắn bạn
4. Bệnh Lyme
Bạn có thể mắc phải bệnh lyme từ loại ve ký sinh sống trên thú nuôi của bạn. Loại ký sinh này sẽ lẩn dưới lông trong thời gian dài.
Nếu nhiễm phải bệnh lyme, bạn có thể thấy một số triệu chứng không rõ rệt hoặc không cảm thấy gì cả. Tuy nhiên, bạn có thể thấy các vết quầng đỏ trên da, sốt hay đau cơ, khớp và cần được điều trị ngay.
Để phòng chống, nên tránh đưa vật nuôi đến những nơi có cỏ rậm, đặc biệt vào mùa Xuân hoặc mùa Hè. Khi trở về nhà, nên kiểm tra xem có ve ký sinh trên cơ thể bạn và trên vật nuôi không. Nếu có thì loại bỏ ngay, giết chúng bằng cách tóm bằng bao nilon.
5. Giun
Giun sống trong đường tiêu hóa giống như ký sinh trùng. Ấu trùng của chúng được đưa ra ngoài môi trường qua phân từ vật nuôi.
Nhiều trường hợp, người có thể bị nhiễm giun từ vật nuôi của mình do đi chân đất ngoài trời. Giun có thể chui qua da mà không thể bị phát hiện hoặc đi vào đường tiêu hóa từ tay bị nhiễm bẩn.
6. Toxoplasmosis
Bệnh này bị gây ra do con người bị nhiễm phải một loại ký sinh trùng cỡ micromet ở vật nuôi, đặc biệt là mèo. Bệnh gây nên triệu chứng như cảm nhẹ, nhưng có thể gây nên biến chứng phức tạp ở phụ nữ mang thai.
Dọn dẹp khu vực nuôi mèo hàng ngày, sử dụng găng tay nếu cần thiết, tránh tiếp xúc trực tiếp với phân. Nên rửa tay thường xuyên sau khi làm vườn. Nếu đang mang thai, nên nhờ người khác vệ sinh cho vật nuôi.
7. Bệnh dại
Khi nói về các bệnh truyền nhiễm từ vật nuôi, không thể không nhắc đến bệnh dại. Loại virus này sẽ can thiệp vào hệ thống thần kinh của cả người cũng như động vật và rất nguy hiểm. Để phòng tránh bệnh dại, cần phải tiêm phòng dại cho vật nuôi.
Bình luận của bạn