6 loại thực phẩm có thể gây tiêu chảy chớ dại mà ăn!

Tiêu chảy gây mất nước, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe

Sốt, tiêu chảy không phải là dấu hiệu bé mọc răng

Nồm ẩm kéo dài: Làm gì để phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ?

Khắc phục tiêu chảy cấp ngay và luôn nhờ ăn uống

Trẻ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa nên và không nên ăn gì?

1. Đường và các chất tạo ngọt

Các thực phẩm chứa nhiều đường có thể kéo nước từ cơ thể vào trong ruột và gây tiêu chảy. Cụ thể hơn, fructose là thành phần của đường ăn và cũng được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại trái cây. Vì cơ thể chỉ có thể tiêu hóa một lượng fructose nhất định trong cùng một lúc, việc tiêu thụ nhiều fructose hơn khả năng cho phép sẽ dẫn đến tình trạng này.

Theo TS. Norton Greenberger - nhà nghiên cứu về về dạ dày và ruột, Đại học Y Harvard (Hoa Kỳ), 75% những người ăn quá 40 - 80 gram fructose mỗi ngày có nguy cơ cao bị tiêu chảy. Một nghiên cứu gần đây ước tính rằng, khoảng 30 – 40% gặp khó khăn trong việc hấp thụ một lượng lớn fructose.

Các chất thay thế đường, bao gồm sorbitol, mannitol, xylitol và erythritol thường được sử dụng để làm ngọt trong các loại thực phẩm dán nhãn "không thêm đường". Trên thực tế, các chất thay thế đường này không được hấp thụ tốt và có thể gây tiêu chảy ở một số người, đặc biệt nếu tiêu thụ với số lượng lớn.

2. Caffeine

Caffeine là chất kích thích và có khả năng làm tăng tốc độ thức ăn di chuyển qua ruột. Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng nhiều thực phẩm chứa caffeine có thể làm tăng nguy cơ tiêu chảy. Các loại thực phẩm chứa caffeine phổ biến có thể kể đến là: Chocolate, cà phê, nước ngọt, trà...

Uống cà phê có thể gây tiêu chảy

3. Thức ăn chứa nhiều chất béo và gia vị

Triệu chứng tiêu chảy có thể xuất hiện khi ăn thực phẩm chiên rán và các thực phẩm chứa nhiều chất béo khác vì chúng thường ảnh hưởng không tốt tới đường ruột. Dù không còn được ngành công nghiệp thực phẩm sử dụng một cách rộng rãi, người tiêu dùng cũng nên lưu ý tới thành phần olestra - một chất thay thế chất béo hay có trong các sản phẩm dán nhãn “không chứa chất béo” cũng có thể gây tiêu chảy.

Các loại thực phẩm chứa nhiều gia vị, chẳng hạn như thực phẩm có chứa ớt cay là một nguyên nhân phổ biến khác có thể gây tiêu chảy.

4.  Sữa và các sản phẩm từ sữa

Những người mắc phải chứng không dung nạp lactose có thể bị tiêu chảy sau khi uống sữa, sử dụng các sản phẩm chế biến từ sữa. Chứng không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không có đủ lactase, một enzyme trong ruột non có khả năng hấp thụ đường lactose có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Đường lactose không phân hủy được sẽ di chuyển xuống ruột già, các vi khuẩn sẽ phân hủy lactose thành chất lỏng và khí gây ra triệu chứng đầy hơi, tiêu chảy.  

5. Thực phẩm thuộc nhóm FODMAP

FODMAP là viết tắt của một nhóm carbohydrate bao gồm: Oligosaccharide, disaccharide, monosaccharide và polyol có thể lên men. Trong chế độ dinh dưỡng của người phương Tây, thực phẩm thuộc nhóm FODMAP khá phổ biến. Nghiên cứu cho thấy, thực phẩm có hàm lượng FODMAP cao có thể gây tiêu chảy.

Có một số loại FODMAP đã được đề cập ở trên, như fructose, lactose và chất thay thế đường. Danh sách thực phẩm có hàm lượng FODMAP rất phong phú: Atisô, đậu, tỏi, hành. Chế độ ăn ít FODMAP có thể là một thử thách khó thực hiện do một số lượng lớn thực phẩm bị hạn chế. Nếu bạn nghĩ rằng thực phẩm chứa FODMAP có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy, hãy hỏi chuyên gia dinh dưỡng.

6. Thực phẩm chứa gluten

Gluten là chất đạm trong lúa mì, lúa mạch. Nếu mắc bệnh celiac, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với gluten gây tổn hại đến ruột non, từ đó có thể gây tiêu chảy. Cũng cần biết rằng, một số người không mắc bệnh celiac vẫn có thể bị tiêu chảy khi ăn thực phẩm chứa gluten. Nếu bạn nghi ngờ gluten có thể gây tiêu chảy, bạn nên đi khám và loại những thực phẩm chứa gluten ra khỏi thực đơn hàng ngày.

M. Hiếu H+ (Theo MedicalNewToday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa