Người bệnh nhiễm HPV nên khám bác sỹ để được điều trị sớm
Nam giới đã thực sự hiểu về bệnh tình dục HPV?
Tiêm đủ liều HPV: Giảm tỷ lệ xét nghiệm Pap bất thường ở phụ nữ
Đeo bao cao su để ngừa ung thư cổ tử cung
Tiêm phòng HPV có ngừa được u xơ tử cung?
Mụn cóc là một dạng nhiễm trùng da do virus HPV gây ra và khá phổ biến với trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ. Hầu hết các trường hợp bị mụn cóc sẽ không gây đau và khó chịu cho bé. Tuy nhiên, những trường hợp bị mụn cóc ở tay, chân và những vùng da thường xuyên bị va chạm có thể gây sự đau đớn cho bé.
Khoảng 10 – 20% trẻ nhỏ sẽ bị mụn cóc ít nhất 1 lần trong đời. So với các bé trai, các bé gái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trẻ dễ mắc mụn cóc khi bước vào độ tuổi từ 12 - 16 tuổi.
Trẻ em bị nhiễm HPV thường bị mụn cóc
Có nhiều loại HPV
Hiện có hơn 100 type HPV khác nhau, chia thành các nhóm khác nhau, một số nhóm có nguy cơ thấp và một số nhóm có nguy cơ cao đối với ung thư cổ tử cung. Khoảng 30 - 40 loại HPV có thể lây nhiễm sang các khu vực bộ phận sinh dục, gây mụn cóc sinh dục ở cả nam giới và phụ nữ, ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và ung thư hậu môn hay ung thư dương vật ở nam giới (hiếm hơn). Các type HPV thường gây bệnh nhất là type 16, 18 gây ung thư cổ tử cung và type 6,11 gây sủi mào gà. Các type HPV 1, 2, 3, 7, 8, 10, 63 có thể gây mụn cóc ở ngón tay, bàn tay và khuôn mặt.
HPV gây ung thư vòm họng
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), không chỉ ảnh hưởng đến các bộ phận sinh dục, các loại HPV còn có thể gây ung thư vòm họng – bệnh ung thư đang rất phổ biến hiện nay. Uớc tính có khoảng 70% các trường hợp ung thư vòm họng là do HPV16.
HPV là một trong số những nguyên nhân gây ung thư vòm họng
Một số bệnh do HPV có thể tự khỏi
Trong phần lớn các trường hợp, sau nhiễm HPV, bệnh có thể tự khỏi và không gây vấn đề gì nghiêm trọng về sức khỏe. Nhưng trong các trường hợp không tự khỏi được, virus này gây nên một số vấn đề về sức khỏe như mụn cóc ở cơ quan sinh dục và ung thư cơ quan sinh dục.
Có thể điều trị HPV nếu bạn bị nhiễm
Khó có thể điều trị được HPV mà chỉ có thể điều trị triệu chứng khi bạn mắc HPV như điều trị mụn cóc, điều trị sùi mào gà chứ không thể điều trị loại bỏ virus HPV. HPV có thể được chẩn đoán ở phụ nữ qua việc sử dụng test PAP. Tuy nhiên, xét nghiệm này không được FDA phê chuẩn để sàng lọc HPV ở nam giới.
Các nhà khoa học vẫn chưa tìm cách để loại bỏ triệt để HPV ra khỏi cơ thể
Phụ nữ vẫn bị ung thư cổ tử cung dù đã tiêm phòng
Vaccine HPV có thể phòng chống được 70% nguy cơ ung thư cổ tử cung và cũng có thể phòng chống được đa số các ung thư đường sinh dục ở nam gây ra bởi virus HPV. Thêm vào đó, vaccine có thể chống lại 90% các u nhú vùng sinh dục ở cả nam giới và nữ giới. Nhưng cũng như những loại vaccine khác, vaccine HPV không bảo vệ được tất cả mọi người đã tiêm chủng và cũng không phòng chống được tất cả các chủng của virus HPV.
Vaccine HPV có thể phòng chống được nguy cơ ung thư cổ tử cung
Dù đã được tiêm phòng vaccine HPV nhưng người bệnh vẫn nên làm xét nghiệm test Pap định kỳ. Xét nghiệm này giúp phát hiện ung thư cổ tử cung sớm và điều trị hiệu quả bệnh. Tất cả phụ nữ trong độ tuổi từ 25 trở lên, những người đã từng có quan hệ tình dục cần thực hiện test Pap ba năm một lần. Những người đã tiêm phòng vẫn nên thực hiện xét nghiệm Pap.
Đàn ông cũng bị ung thư do HPV
Khi bị nhiễm HPV, nam giới có nguy cơ mắc các loại ung thư sau: Ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư vòm họng. Những người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ mắc ung thư hậu môn cao gấp 17 lần so với những người đàn ông có quan hệ tình dục khác giới. Những người đàn ông có hệ thống miễn dịch suy yếu do HIV có nguy cơ bị ung thư hậu môn cao hơn.
Bình luận của bạn