Phần mềm nghe lén điện thoại "dẫn" 7 kỹ sư công nghệ vào vòng lao lý

Các bị cáo trong vụ nghe lén hơn 14.000 thuê bao di động hầu tòa ngày 7/5

Bộ tranh hài hước về một thế giới nghiện điện thoại

Ứng dụng trên điện thoại giúp bạn... sex giỏi hơn

Hài hước hình ảnh điện thoại thông minh “thống trị” cuộc sống

Giám sát giao thông từ dữ liệu điện thoại vào năm 2016

Các bị cáo bị truy tố về hành vi "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet" bao gồm: Nguyễn Việt Hùng (SN 1974, ở quận Thanh Xuân) nguyên Phó Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng; Lê Thanh Lâm (SN 1982, ở quận Thanh Xuân), từng là Trưởng phòng kỹ thuật Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng; Nguyễn Văn Tuấn (SN 1988, ở quận Đống Đa); Lê Sĩ Phán (SN 1988, ở quận Hai Bà Trưng); Nguyễn Ngọc Kiều (SN 1980, ở huyện Thanh Trì); Trần Minh Ngọc (SN 1990, ở huyện Thanh Trì) và Nguyễn Thị Nga (SN 1990, ở quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) là nhân viên kỹ thuật của công ty trên.

Theo hồ sơ vụ án, Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng kinh doanh thiết bị giám sát hành trình phục vụ cho các khách hàng là tổ chức, cá nhân có nhu cầu định vị, xác định vị trí của nhân viên, xe ô tô. Tuy nhiên, việc kinh doanh không mang lại nhiều lợi nhuận nên Hùng nảy sinh ý định viết phần mềm cài đặt vào máy điện thoại di động thông minh (smartphone) sử dụng hệ điều hành Android thay thế các thiết bị giám sát.

Trang web của Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng

Từ tháng 6/2013, Hùng đã liên hệ với Lâm lúc ấy là kỹ sư lập trình để thuê viết phần mềm. Ngoài ra, Hùng còn thuê thêm nhiều nhân viên để phục vụ cho chương trình phát triển phần mềm.

Tháng 9/2013, sau khi viết xong phần mềm, Lâm được nhận vào làm việc chính thức tại công ty với mức lương 15 triệu đồng/tháng. Từ tháng 10/2013, Hùng tiếp tục chỉ đạo Lâm phát triển chức năng ghi âm, lấy danh bạ điện thoại, quay phim, chụp ảnh, lấy lịch sử duyệt website, bật tắt 3G từ điện thoại bị giám sát...

Hùng giao cho Ngọc làm video, bài viết hướng dẫn tải, cài đặt ứng dụng Ptracker (phần mềm nghe lén). Những người còn lại đảm nhận các vai trò khác như: Nga làm phụ trách tư vấn khách hàng, Phán thiết kế đồ họa, Kiều và Tuấn hỗ trợ Lâm làm kỹ thuật.

Toàn bộ dữ liệu lấy từ điện thoại bị giám sát sẽ được gửi về máy chủ của Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng, nên nhân viên kỹ thuật hoàn toàn có thể xem, xóa, khai thác nội dung dữ liệu đó. Dữ liệu số điện thoại còn lưu trong máy chủ của công ty là 14.140 tài khoản.

Số tiền thu được từ khách hàng sử dụng dịch vụ phần mềm Ptracker từ tháng 9/2013 đến thời điểm bị phát hiện gần 1 tỷ đồng. Hùng khai nhận, đã sử dụng hết số tiền kiếm được vào việc kinh doanh của công ty như thuê nhà, trả lương, thuê máy chủ, dịch vụ quảng cáo…

Tại phiên xét xử, bị cáo Hùng cho biết, hắn nảy sinh ý tưởng phạm pháp này từ sau khi bị mất chiếc điện thoại di động vì thế mà mất hết dữ liệu trong máy. Vậy nên Hùng đã nghĩ ra việc cài một phần mềm có thể chạy ẩn và bí mật lấy dữ liệu từ điện thoại bị giám sát rồi chuyển về máy chủ.

Thấy phần mền này có thể kiếm lời, Nguyễn Việt Hùng thuê Lê Thanh Lâm viết phần mềm và chỉ đạo nhân viên triển khai các gói dịch vụ sử dụng phần mềm.

Tuy nhiên, khi Hội đồng xét xử nói về việc bị cáo từng được Cục Sở hữu trí tuệ trao giải Dịch vụ vàng vào năm 2013, Hùng đã ôm mặt khóc nức nở và bày tỏ sự hối hận.

Sau một ngày xét xử, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Việt Hùng mức án 24 tháng tù giam; bị cáo Lê Thanh Lâm nhận 20 tháng tù treo; 5 bị cáo còn lại nhận từ 12 - 15 tháng tù treo.

Đối với Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng là Đặng Hồng Đăng, cơ quan điều tra xác định, Đăng chỉ kinh doanh cửa thép chống cháy, không tham gia hoạt động kinh doanh phần mềm và cũng không được chia lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh này nên không truy cứu trách nhiệm.

Thanh Hà H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội