Ấn Độ bùng phát dịch bệnh thần kinh gây tê liệt, có thể dẫn tới tử vong

Hội chứng Guillain-Barre (GBS) gây tê liệt đang bùng phát ở Ấn Độ

Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản

Gần 194.500 người nhập viện, không ghi nhận ổ dịch trong dịp nghỉ Tết Ất Tỵ

Dịch cúm "càn quét" khắp Châu Âu và Mỹ dịp nghỉ lễ năm mới

Làn sóng dịch cúm quét qua châu Âu

GBS là một bệnh thần kinh ảnh hưởng đến các giác quan, chuyển động, hô hấp và nhịp tim ở người. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công các dây thần kinh, có thể gây tê liệt và thậm chí tử vong. Các triệu chứng bắt đầu bằng cảm giác ngứa ran và tê ở bàn chân và bàn tay, sau đó là yếu cơ và khó cử động khớp. Theo báo cáo, căn bệnh này ảnh hưởng đến 1.500 người ở Anh mỗi năm.

Theo các cơ quan y tế, phần lớn bệnh nhân mắc hội chứng GBS đều phục hồi hoàn toàn, kể cả những trường hợp nặng nhất, mặc dù một số người có thể bị suy nhược kéo dài.

Theo báo The Hindu (Ấn Độ), số ca mắc GBS đã tăng lên khoảng 163, phần lớn được báo cáo từ trong và xung quanh thành phố Pune, một trung tâm công nghệ thông tin mới nổi cách Mumbai khoảng 180km. Theo chính quyền tiểu bang, ít nhất 21 bệnh nhân đang được hỗ trợ máy thở và 48 người được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt.

Khoảng 90% số ca bệnh nghi ngờ nằm trong độ tuổi từ 0 đến 59, trong đó nhóm tuổi từ 20 đến 29 có số ca bệnh cao nhất. Tại bang Assam, đông bắc Ấn Độ, một cô gái 17 tuổi đã qua đời vì nghi ngờ mắc GBS tại một bệnh viện tư vào tuần trước. Tuy nhiên, chính quyền bang vẫn chưa công bố thông tin cập nhật về các trường hợp được báo cáo cho đến nay. Bên cạnh đó, đài BBC của Anh cũng đưa tin, đợt bùng phát dịch bệnh ở thành phố Pune bắt nguồn từ một loại vi khuẩn có tên là campylobacter jejuni, đây là tác nhân lớn nhất gây ra GBS trên toàn cầu.

Hội chứng GBS không chỉ gây tê bì cơ thể mà còn có nguy cơ dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời

Hội chứng GBS không chỉ gây tê bì cơ thể mà còn có nguy cơ dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời

Bộ trưởng Bộ Y tế Ấn Độ Prakash Abitkar cho biết, đợt bùng phát dịch bệnh lần này rất có thể là do nguồn nước bị ô nhiễm. Kết quả điều tra cho thấy có vi khuẩn E. coli trong một mẫu nước được lấy từ giếng khoan tư nhân ở khu vực có nhiều người mắc bệnh.

Theo đó, các chuyên gia y tế cho hay, nước thải đã bị lẫn vào nước uống ở một số khu vực bị ảnh hưởng tại Pune, nơi đường ống nước và đường ống thoát nước chạy song song, dẫn đến ô nhiễm và làm gia tăng đột biến các ca bệnh GBS cùng nhiều nguyên nhân khác. Cơ quan y tế của đất nước này đã ngay lập tức khuyến cáo người dân nên đun sôi nước trước khi uống, đồng thời tránh ăn thịt sống và thực phẩm ôi thiu.

 
Hà Chi (Theo Independent)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin