Thực phẩm giàu năng lượng trong dịp Tết làm tăng nguy cơ tái phát các bệnh mạn tính. Nguồn ảnh: Internet
Món ăn bài thuốc - trị bệnh mùa lạnh
Bệnh mạn tính – Ngưng điều trị là “chết”
Ăn đa dạng cho bệnh “mất dạng”
5 nguyên tắc ăn uống với bệnh mỡ máu cao
Rau quả, hạt thô kéo giảm nguy cơ bệnh mạn tính
Để giữ gìn sức khỏe và có một dịp Tết vui chọn vẹn, PGS.TS Nguyễn Xuân Hình – Bệnh viện Đa khoa Medlatec khuyến cáo những người mắc các bệnh mạn tính cần lưu ý những vấn đề sau:
Lắng nghe cơ thể: Bạn cần tự đánh giá tình trạng sức khỏe của mình một tuần trước tết. Tham khảo ý kiến bác sỹ điều trị để nắm được tình trạng sức khỏe, bệnh tật hiện tại của mình, từ đó điều chỉnh chế độ thuốc men, ăn uống và sinh hoạt trong dịp Tết một cách hợp lý.
Chế độ kiêng khem: Đối với bệnh mỡ máu cao, đái tháo đường cần chú ý hạn chế chất bột đường như bánh chưng, chè ngọt, các loại bánh kẹo ngọt, bia rượu, vì những thứ này sẽ làm nặng thêm tình trạng của bệnh. Với người bị tăng huyết áp, thừa cân béo phì cần hạn chế ăn các đồ rán, xào, hạn chế rượu bia, nước ngọt, nên ưu tiên ăn đồ luộc, hấp, ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
Tập thể dục đều đặn: Với những người mắc bệnh mạn tính cần cố gắng duy trì chế độ tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tái phát. Lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng vừa sức như đi bộ, tập dưỡng sinh, khí công, yoga, thái cực quyền… Trong những ngày trời lạnh, ngày Tết có thể tập trong nhà thay vì ra ngoài trời.
Tăng cân, sụt cân: Các loại thực phẩm đặc trưng trong dịp Tết có năng lượng rất cao, chế độ ăn nhiều đường, nhiều béo, nhiều đạm động vật từ thịt cá, ít rau xanh chính là thủ phạm cho việc tăng cân, gia tăng tái phát bệnh mạn tính. Do đó, những người bị thừa cân béo phì cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đường, bột… nên ăn nhiều rau, hoa quả và uống nhiều nước để kiểm soát cân nặng.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý: Cần duy trì chế độ ăn uống đa dạng thực phẩm, đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm và cân đối các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Đối với người thừa cân béo phì, bị bệnh hoặc có nguy cơ bị các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch... cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng theo tư vấn của bác sỹ điều trị.
Đối với các bệnh mạn tính, mục đích điều trị là giúp bệnh ổn định trong thời gian dài, hạn chế các biến chứng mà không thể chữa bệnh khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy, người bị bệnh mạn tính cần học cách sống chung với bệnh bằng cách trang bị kiến thức về bệnh, cách kiểm soát hiệu quả diễn biến của bệnh. Đặc biệt, người bệnh cần phối hợp chặt chẽ với bác sỹ để có kế hoạch và phương pháp điều trị lâu dài hiệu quả nhất. Bên cạnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập hợp lý… người bệnh cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Bình luận của bạn