Nhiều bệnh viện tại Indonesia thiếu hụt oxy y tế nghiêm trọng - Ảnh: BBC
Đồng Tháp đề xuất thí điểm cách ly F1 tại nhà, học sinh Hà Nội chuẩn bị đi học trở lại?
Hà Nội liên tiếp ghi nhận các ca COVID-19 tại KCN Bắc Thăng Long, huyện Mỹ Đức
Hơn 1000 ca mắc COVID-19 được ghi nhận trong ngày 5/7
Ghi nhận ca tử vong vì COVID-19 đầu tiên tại Nghệ An
Indonesia có nguy cơ khủng hoảng oxy
Từ đầu tháng 5, quốc gia có dân số lớn nhất Đông Nam Á đã lao đao vì làn sóng dịch COVID-19 mới. Sau gần 2 tháng, Indonesia đang phải đối mặt với kịch bản gần giống với Ấn Độ: Khủng hoảng thiếu oxy.
Theo CNN, trong 2 ngày cuối tuần trước, hơn 60 người tại Bệnh viện Sardjito, đảo Java đã tử vong khi bệnh viện cạn kiệt nguồn oxy y tế. Tình hình đã khả quan hơn khi bệnh viện được tiếp tế oxy vào sáng sớm ngày Chủ nhật. Tuy nhiên, người phát ngôn của bệnh viện không thể xác nhận tất cả các bệnh nhân tử vong trên có mắc COVID-19 hay không.
Liên tục những ngày gần đây, mỗi ngày Indonesia đều có thêm hơn 20.000 ca mắc mới và hàng trăm ca tử vong. Chính phủ Indonesia buộc phải siết các biện pháp hạn chế tại Bali, Java (trong đó có thủ đô Jakarta) từ thứ Bảy tuần trước. Tuy nhiên, nhiều bệnh viện trên đảo Java đã gần chạm ngưỡng quá tải do tốc độ lây lan quá nhanh của biến chủng Delta.
Người dân thủ đô Jakarta (Indonesia) đi nạp bình oxy để dùng tại nhà - Ảnh: The Guardian
Để đối phó với khủng hoảng oxy, chính phủ Indonesia đã thỏa thuận với ngành sản xuất oxy ưu tiên sản xuất nhằm phụ vụ nhu cầu y tế. Bộ Y tế Indonesia mong người dân không tích trữ oxy. Tuy nhiên, dù giá oxy y tế đã tăng gấp đôi, gấp ba lần, người dân vẫn đến các đại lý để nạp đầy bình oxy dùng tại nhà.
Anh chuẩn bị các biện pháp sống chung với COVID-19
Hôm qua (5/7), Thủ tướng Anh Boris Johnson công bố sẽ nới lỏng một số biện pháp hạn chế, đồng thời kêu gọi người dân "học cách sống chung" với SARS-CoV-2. Đây là một trong những biện pháp của Vương quốc Anh trong nỗ lực mở cửa nền kinh tế sau 16 tháng chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Theo Thủ tướng Anh, chính quyền dự kiến sẽ dỡ bỏ hầu hết các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại Anh Quốc vào 19/7. Dịch vụ giải trí sẽ được mở cửa trở lại và không hạn chế số khách hàng. Trong khi đó, các phần lãnh thổ khác như Scotland, Wales và Bắc Ireland sẽ đưa ra các quy định riêng trong việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế.
Vương quốc Anh chuẩn bị dỡ bỏ nhiều quy định phòng COVID-19, trong đó có cả yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc
Người đứng đầu Chính phủ Anh cho hay, ông muốn người dân "tự cân nhắc" lựa chọn có đeo khẩu trang khi tham gia phương tiện giao thông công cộng và những địa điểm không gian kín.
Quyết định này của Thủ tướng Anh đang vấp phải nhiều chỉ trích từ các quan chức và nhà khoa học trong nước. Chỉ trong ngày đầu tuần, Anh ghi nhận hơn 27.000 ca nhiễm mới. Số ca COVID-19 ghi nhận trong tuần đầu tháng 7 cũng cao gấp rưỡi so với tuần trước đó.
Sự nguy hiểm của các biến chủng SARS-CoV-2
Báo cáo của ngành y tế Israel cho hay, hiệu quả bảo vệ của vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech tại nước này đã giảm xuống còn 64%. Sự sụt giảm này trùng với thời điểm Chính phủ Israel dỡ bỏ các biện pháp phòng, chống dịch và biến chủng Delta bắt đầu bùng phát.
Tuy nhiên, 2 mũi vẫn có hiệu quả ngăn chặn các triệu chứng nặng và phải nhập viện do COVID-19 lên đến 93%. Israel là một trong những quốc gia đi đầu thế giới về tốc độ tiêm vaccine phòng COVID-19, với 59,8% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vaccine.
Tại châu Mỹ, Chile và Peru là 2 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến chủng Lambda (trước đó có tên là C.37). Hơn 81% số ca COVID-19 ghi nhận tại Peru từ tháng 4 đến nay đều có liên quan đến biến chủng Lambda. Peru hiện đang là quốc gia có tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới.
Tại Chile, 1/3 số ca mắc mới đều do nhiễm biến chủng Lambda. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, "biến chủng đáng quan tâm" này đã có mặt tại 29 vùng lãnh thổ.
Bình luận của bạn