Hai bác sĩ trực tiếp thực hiện ca cấy ghép tử cung đầu tiên tại Anh
Đàn ông cũng có thể mang thai nhờ công nghệ cấy ghép tử cung
Ghép tử cung - hy vọng mới cho phụ nữ vô sinh
Những điều cần biết về bệnh lạc nội mạc tử cung
Biện pháp kiểm soát cơn đau khi bị lạc nội mạc tử cung
Người phụ nữ 34 tuổi được nhận tử cung từ chị gái trong ca phẫu thuật kéo dài hơn 9 giờ tại Bệnh viện Churchill ở Oxford (Anh). Được biết, cô gái này đã kết hôn và dự định sẽ sinh hai con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Bác sĩ phẫu thuật Isabel Quiroga (Trung tâm Cấy ghép Oxford, Anh) cho biết: "Bệnh nhân đã rất vui mừng vì ca phẫu thuật thành công. Cô ấy có thể xuất viện sau 10 ngày. Hiện tại, tử cung của bệnh nhân đang hoạt động rất tốt và chúng tôi đang theo dõi sự tiến triển rất chặt chẽ".
Người phụ nữ được cấy ghép tử cung sinh ra với hội chứng Mayer Rokitansky Kuster Hauser (MRKH), một tình trạng hiếm gặp ảnh hưởng đến khoảng 1/5.000 phụ nữ. Trong các trường hợp MRKH, phụ nữ có âm đạo kém phát triển và tử cung kém phát triển hoặc bị thiếu.
Theo Giáo sư Richard Smith, đồng trưởng nhóm phẫu thuật cho biết: "Ca cấy ghép lần này được xem là một thành công lớn. Đội ngũ y tế và người nhận gần như rơi nước mắt sau ca phẫu thuật. Đây có lẽ là tuần căng thẳng nhất trong sự nghiệp của tôi".
Khoản chi phí cấy ghép khoảng 25.000 bảng Anh (gần 32.000 USD) đã được chi trả bằng tiền quyên góp cho tổ chức từ thiện Cấy ghép tử cung Anh.
Theo New York Post, có hơn 90 ca cấy ghép tử cung đã được thực hiện trên thế giới, bao gồm ở Thụy Điển, Mỹ , Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Brazil, Đức, Serbia và Ấn Độ. Hầu hết các ca phẫu thuật đều được thực hiện với người hiến tặng còn sống và khoảng 50 em bé đã được sinh ra.
Ca ghép tử cung thành công đầu tiên diễn ra ở Thụy Điển vào năm 2014, được thực hiện cho một phụ nữ 36 tuổi.
Tại Mỹ, 33 phụ nữ đã được cấy ghép tử cung từ năm 2016 đến năm 2021. Theo thống kê từ năm 2022, trong số những ca cấy ghép này, 19 trong số đó (58%) đã sinh ra tổng cộng 21 em bé.
Bình luận của bạn