Lưu ý trước khi làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung

Xét nghiệm Pap là bước đầu tiên để tầm soát và chẩn đoán ung thư cổ tử cung

FDA Hoa Kỳ phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên dự đoán tiền sản giật

Việt Nam hướng tới loại bỏ ung thư cổ tử cung trong 30 năm tới

3 sai lầm cần tránh khi chăm sóc "vùng kín"

Phụ khoa đúng cách - hạnh phúc trọn vẹn

Phụ nữ đã quan hệ tình dục được khuyến cáo định kỳ thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (còn gọi là Pap smear hay xét nghiệm Pap) để tầm soát ung thư cổ tử cung. Tuy là xét nghiệm đơn giản, quá trình thực hiện có thể gây ra khó chịu nhẹ và ngại ngùng trong những lần đầu tiên.

Để buổi khám bệnh diễn ra nhẹ nhàng và cho kết quả chính xác, chị em nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ sản phụ khoa. Dưới đây là một số lưu ý trước buổi xét nghiệm Pap.

Không dùng thuốc đặt âm đạo

Ngưng dùng thuốc đặt âm đạo ít nhất 48 tiếng trước khi xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (xét nghiệm Pap)

Ngưng dùng thuốc đặt âm đạo ít nhất 48 tiếng trước khi xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (xét nghiệm Pap)

Theo TS Amber Naresh – chuyên gia sản phụ khoa tại Trường Đại học Y Tulane (Mỹ), bạn nên tránh dùng bất cứ sản phẩm đặt âm đạo nào trước khi thực hiện xét nghiệm Pap. Chuyên gia cũng khuyên dừng sử dụng kem trị nấm âm đạo, gel estrogen, thuốc diệt tinh trùng… ít nhất 48 tiếng trước giờ khám. Các sản phẩm này có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm, cũng như cản trở bác sĩ lấy mẫu phết mỏng cổ tử cung.

Ngoài ra, chị em cũng không nên thụt rửa âm đạo trước khi thực hiện xét nghiệm Pap. Một vài bác sĩ khuyến cáo không giao hợp trong vòng 24-48 giờ trước khi khám.

Không cần "dọn cỏ"

Nhiều chị em lo lắng phải dành thời gian "dọn cỏ" vùng kín bằng cách wax, cạo trước khi thực hiện xét nghiệm Pap. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc này không cần thiết và không ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. TS Jessica Shepherd – chuyên gia sản phụ khoa, Giám đốc chuyên môn hệ thống VeryWell Health cho hay, điều quan trọng hơn cả là chị em đi khám kịp thời.

Cân nhắc hoãn lịch khám nếu đang "đến tháng"

Nên tránh thời gian có kinh để đạt được kết quả xét nghiệm Pap chính xác nhất

Nên tránh thời gian có kinh để đạt được kết quả xét nghiệm Pap chính xác nhất

TS Naresh nhận định rằng, chị em hoàn toàn có thể khám phụ khoa trong "ngày đèn đỏ". Tuy nhiên, trong những ngày mà lượng máu kinh ra nhiều nhất, phụ nữ nên cân nhắc chuyển lịch khám. Hiện tượng có thể gây khó cho việc lấy mẫu phết tế bào cổ tử cung. Theo khuyến cáo, xét nghiệm Pap tốt nhất nên làm vào ngày thứ 15-20 của chu kỳ kinh nguyệt.

Chuẩn bị tâm lý thoải mái

Trước và trong quá trình làm xét nghiệm Pap, chị em nên giữ bình tĩnh và tinh thần thoải mái nhất có thể. Một số chị em thích nghe nhạc, nghe podcast trong buổi khám như biện pháp giảm hồi hộp, lo âu. Bạn cũng có thể thực hiện điều này khi ngồi chờ ngoài phòng khám để bớt căng thẳng.

Ngoài ra, để buổi khám phụ khoa diễn ra hiệu quả, chị em cũng nên chuẩn bị thông tin về tiền sử bệnh tật, thói quen sinh hoạt tình dục hoặc sổ khám chữa bệnh. Xét nghiệm nhanh gọn này có thể phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, hỗ trợ việc phòng ngừa cũng như bảo vệ sức khỏe sinh sản của phái nữ.

 
Quỳnh Trang (Theo HuffPost)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa