Baclofen hữu ích cho những người bị nghiện rượu nặng
Nghiện rượu – Coi chừng động kinh!
Mẹ say sưa khiến con nghiện rượu ngay từ trong trứng nước
7 dấu hiệu cảnh báo bạn là "con nghiện" của rượu bia
Cơn sốt Baclofen
Cơn sốt Baclofen (Lioresal và các thuốc generic khác) bắt đầu vào tháng 11 năm 2008 cùng với việc xuất bản cuốn sách “Chén cuối cùng” (Le dernier verre) của Giáo sư Olivier Ameisen, đã nói về cách thức sử dụng Baclofen với các chỉ định điều trị các tình trang co thắt mạn tính ở các bệnh nhân đa xơ cứng, bệnh về tủy hoặc não với liều sử dụng tối đa 80mg/ngày. Với một liều cao hơn, Baclofen đã giúp ông thành công trong việc cai rượu sau rất nhiều nỗ lực. Kể từ đó, hàng chục ngàn bệnh nhân nghiện rượu tại Pháp đã được kê Baclofen trong đơn thuốc của mình. Nhiều bác sỹ đã quan tâm đến hoạt chất này và đã tổ chức tiến hành các nghiên cứu lâm sàng nhưng không hoàn toàn tuân theo các quy tắc chung.
Đề nghị tạm thời được sử dụng Baclofen
Sau nhiều cuộc thảo luận, Cơ quan An ninh Quốc gia về Thuốc và các sản phẩm Y tế của Pháp (ANSM) đã đưa ra đề nghị đầu tiên về việc được quyền tạm thời sử dụng (RTU) cho Baclofen trong thời gian 3 năm. Thuốc giãn cơ này đã chính thức được quy định trong việc điều trị nghiện rượu bởi tất cả các bác sỹ trong một khuôn khổ an toàn.
Nghiên cứu Alpadir: Mở rộng nguồn lực điều trị chống nghiện rượu.
Cuối năm 2012, các nghiên cứu Alpadir đã được tiến hành tại Pháp với 40 trung tâm chuyên ngành. Điều này có nghĩa là đây là một tập hợp các trung tâm tiến hành ngẫu nhiên, song song đánh giá hiệu quả của Baclofen với liều lượng là 180mg/ngày cùng với việc kiêng uống rượu trong vòng 20 tuần liên tiếp và với việc giảm uống rượu đối với những bệnh nhân nghiện rượu nặng.
Nghiên cứu này đã thực hiện trên 320 bệnh nhân là người lớn, trong đó 158 người dùng Baclofen và 162 dùng Placebo. Việc sử dụng rượu trung bình của bệnh nhân tại trung tâm nghiên cứu là 95.5g/ngày trong nhóm sử dụng Baclofen và trong nhóm dùng Plabeco là hơn 9 đơn vị rượu mỗi ngày đối với mỗi bệnh nhân.
Không mang phép màu, nhưng lại hữu ích cho những người nghiện rượu nặng
Các kết quả nghiên cứu này được Alpadir công bố tại Hội nghị Quốc tế Châu Âu về đồ uống có cồn ISBRA-ESBRA tổ chức tại Berlin, Đức.
Theo quan sát ban đầu trên 320 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, 130 người (40.6%) không tiếp tục công cuộc nghiên cứu (59 người ở nhóm Baclofen và 71 người ở nhóm dùng giả dược)
Theo quan sát thứ hai, trên những người thực hiện từ đầu đến cuối hoặc thực hiện đủ quá trình ít nhất 20 tuần liên tiếp, chỉ có 11.9% của nhóm Baclofen và 10.5% nhóm dùng giả dược là đạt được kết quả mong muốn. Dựa trên tiêu chí này thì không có sự khác biệt giữa hai nhóm.
Theo quan sát thứ ba, đã có sự giảm đáng kể mức tiêu thụ rượu có thể dễ dàng trông thấy được ở cả 2 nhóm. Sự giảm thiểu tương tự cũng xuất hiện ở những bệnh nhân bị nghiện rượu nặng. Tuy nhiên, trong nhóm những người nghiện nặng, thì mức giảm ở nhóm dùng Baclofen cao hơn đáng kể so với nhóm dùng giả dược. Thêm nữa, trong nhóm những người nghiện rượu nặng, cảm giác thèm rượu hoặc phải tự kiềm chế sự thèm rượu cũng giảm đáng kể khi dùng Baclofen.
Nhìn chung, những tác dụng phụ của Baclofen như buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt hay là mất ngủ được quan sát là không gây bất lợi quá lớn.
Bình luận của bạn