Sau Ấn Độ, làn sóng COVID-19 tiếp tục "càn quét" các quốc gia Châu Á

Khung cảnh tang thương ở New Delhi cho thấy sự tàn khốc của dịch bệnh COVID-19 tại Ấn Độ - Ảnh: Reuters.

Dịch COVID-19: Hơn 580.000 người được tiêm vaccine

35 chuyên gia y tế Việt Nam sang hỗ trợ Lào phòng, chống dịch COVID-19

Toàn cảnh dịch COVID-19 24h qua: Đông Nam Á "nóng lên"

Làn sóng COVID-19 thứ 3 phủ bóng đen lên châu Á

Theo Bloomberg, các quốc gia từ Lào, Việt Nam và Thái Lan ở Đông Nam Á, cho đến những nước giáp ranh với Ấn Độ như Bhutan và Nepal đã báo cáo ca nhiễm tăng đáng kể trong vài tuần qua. Sự gia tăng này chủ yếu là do có nhiều biến thể virus dễ lây lan hơn, nhưng cũng phải kể đến việc các quốc gia đã chủ quan trong việc chống dịch và thiếu nguồn lực để kiểm soát sự lây lan của virus.

Tại Làotuần trước, Bộ trưởng Y tế Lào đã kêu gọi hỗ trợ thiết bị và vật tư y tế, khi số ca mắc COVID-19 tại nước này tăng hơn 200 lần trong một tháng. Trong khi, Nepal cũng đang chứng kiến các bệnh viện hết giường bệnh nhanh chóng và cạn kiệt nguồn cung oxy và lâm vào tình cảnh không khác gì Ấn Độ.

Tại Việt Nam, từ 3/5 chính phủ đã phải quyết định đóng cửa các trường học ở Hà Nội khi Việt Nam phải đối mặt với làn sóng ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ngoài cộng đồng trong hơn một tháng.

Các cơ sở y tế đang "gồng mình" ở Thái Lan, nơi 98% ca nhiễm mới xuất phát từ một chủng virus dễ lây nhiễm hơn, trong khi một số quốc đảo ở Thái Bình Dương đang phải đối mặt với làn sóng COVID-19 đầu tiên.

Mặc dù không quốc gia nào có dân số hoặc phạm vi bùng phát dịch lớn như Ấn Độ, nhưng sự gia tăng đột biến số ca nhiễm tại những nước này còn đáng lo ngại hơn nhiều, báo hiệu những nguy cơ tiềm ẩn của sự lây lan không thể kiểm soát. Tình trạng dịch bùng phát trở lại ở một số nơi mà phần lớn đã tránh được đại dịch vào năm ngoái cho thấy cần gấp rút cung cấp vaccine cho các nước nghèo hơn để ngăn chặn đại dịch kéo dài.

"Điều rất quan trọng là phải nhận ra rằng tình hình ở Ấn Độ có thể xảy ra ở bất cứ đâu. Đây vẫn là một thách thức rất lớn" - Hans Kluge, giám đốc khu vực phụ trách Châu Âu tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết.

"Báo động đỏ" sự gia tăng các ca nhiễm ở Châu Á

WHO cảnh báo Campuchia đang "đứng bên bờ vực thảm kịch quốc gia" do COVID-19 - Ảnh: AFP

Với mức tăng 22.000%, Lào là nước đứng đầu xếp hạng theo sự thay đổi về số ca nhiễm mới được ghi nhận trong một tháng qua so với tháng trước đó. Tiếp theo là Nepal và Thái Lan, cả hai đều ghi nhận số ca nhiễm mới tăng vọt hơn 1.000%. Các nước khác cũng nằm trong top đầu danh sách như Bhutan và Campuchia sau khi ghi nhận số ca nhiễm tăng bất thường lên 3 con số.

Sự bùng phát đột ngột ở Lào - nơi chỉ ghi nhận 60 ca nhiễm kể từ khi bắt đầu đại dịch đến ngày 20/4 và không có trường hợp tử vong nào cho đến nay - cho thấy những thách thức mà một số quốc gia không giáp biển phải đối mặt. Đường biên giới lỏng lẻo khiến việc ngăn chặn nhập cảnh trái phép trở nên "đau đầu" hơn.

Lào đã phải phong tỏa thủ đô Viêng Chăn và cấm hoạt động đi lại giữa thủ đô và các tỉnh. Bộ trưởng Y tế Lào đã liên hệ với các nước láng giềng như Việt Nam để được hỗ trợ về các nguồn lực y tế.

Ấn Độ ngày 5/5 ghi nhận 3.780 người chết vì COVID-19 trong 24 giờ. Đây là con số cao kỷ lục, nâng tổng số ca tử vong vì đại dịch ở nước này lên 226.188 người. Trước đó, kỷ lục về số ca tử vong trong ngày vì COVID-19 ở Ấn Độ là 3.689 bệnh nhân, được ghi nhận hôm 2/5. Hiện tổng số ca bệnh tại Ấn Độ đã lên tới hơn 20,6 triệu người.

Nepal và Bhutan đã ghi nhận các ổ dịch bùng phát, một phần do các công dân từ nước ngoài trở về. Nepal, quốc gia đã xác định được các trường hợp nhiễm biến thể virus mới tại Ấn Độ, cũng có nguồn lực hạn chế để chống dịch.

Thái Lan, quốc gia đang tìm cách vực dậy ngành du lịch vốn bị "kiệt quệ" do đại dịch, vừa đưa ra quy định cách ly bắt buộc trong hai tuần đối với tất cả du khách. Với hệ thống y tế công cộng của đất nước này đang chịu nhiều áp lực, giới chức y tế Thái Lan đang cố gắng thiết lập các bệnh viện dã chiến để có thể đáp ứng được "cơn lũ" bệnh nhân bùng phát. Thái Lan ngày 3/5 ghi nhận hơn 30 trường hợp tử vong vì COVID-19. Đây là ngày Thái Lan có số người tử vong nhiều nhất kể từ đầu dịchTheo Yong Poovorawan, Giám đốc Trung tâm Virus học Lâm sàng tại Đại học Chulalongkorn, khoảng 98% ca ở Thái Lan là biến thể từ Anh.

Campuchia ghi nhận 841 trường hợp nhiễm COVID-19 mới vào ngày 3/5, là số ca nhiễm/ngày cao thứ hai kể từ đầu dịch đến nay. Quốc gia hơn 16 triệu dân này hiện có 15.361 ca mắc COVID-19 và 106 trường hợp tử vong. Thủ đô Phnom Penh đang là “vùng đỏ” với nguy cơ bùng phát dịch cao,  mặc dù chính phủ nói rằng sẽ nới lỏng các hạn chế vào ngày 6/5.

Với 3.000 ca nhiễm mới trong ngày lần đầu tiên vào tuần trước kể từ tháng 2, Malaysia sẽ thắt chặt các hạn chế để phòng dịch từ ngày 6/5 - 17/5 tại 6 quận của Selangor - bang giàu có nhất đất nước này.

Jonathan Pryke, chuyên gia về khu vực Thái Bình Dương tại Viện Lowy ở Sydney (Australia) cho biết: "Sự gia tăng gần đây của các trường hợp được ghi nhận trên khắp Thái Bình Dương cho thấy tình hình đang trở nên nghiêm trọng và mức độ quan trọng của vaccine. Ấn Độ là một cảnh báo gây sốc cho thế giới về việc đại dịch này có thể vượt khỏi tầm kiểm soát nhanh chóng như thế nào".

Nguyên Hương H+ (Theo Bloomberg/SCMP)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn