Người dân có tiền sử phản vệ độ 2 trở lên cần lưu ý không được tiêm vaccine COVID-19 cùng loại
Việt Nam sẽ có 20 triệu liều vaccine Pfizer đầu tiên cho trẻ em
Vì sao có thể tiêm mũi 1 là vaccine Astra Zeneca, mũi 2 là vaccine Pfizer?
Nơi nào được nhận nhiều vaccine Pfizer nhất ở đợt phân bổ thứ 8?
WHO khuyến cáo về "sự nguy hiểm" khi tiêm kết hợp vaccine COVID-19
Bộ Y tế đã ban hành quyết định 3445/QĐ-BYT về việc hướng dẫn thay thế mẫu “Phiếu sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19” tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 2995/QĐ-BYT ngày 18/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Theo đó, mẫu "Phiếu sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19" mới được bổ sung 3 nội dung sàng lọc gồm:
- Tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào.
- Tiền sử bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định.
- Đã tiêm mũi 1 mũi vaccine phòng COVID-19.
Ngoài ra, theo hướng dẫn mới này, những người bị tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên (cần nêu rõ được tác nhân dị ứng) thuộc diện chống chỉ định tiêm chủng vaccine cùng loại.
Người có tiền sử phản vệ độ 2 trở lên không được tiêm vắc xin COVID-19 cùng loại
Người thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng nếu:
- Mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
- Đã tiêm vaccine khác trong 14 ngày qua.
- Có bệnh mạn tính, đang tiến triển.
- Đang bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, đã cắt lách, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, corticoid liều cao (tương đương hoặc hơn 2mg prednisolon/kg/ngày trong ít nhất 7 ngày).
- Bệnh cấp tính.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Người phải chuyển tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện nếu có:
- Tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào.
- Tiền sử bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định.
- Tiền sử rối loạn đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông.
- Độ tuổi: Từ 65 tuổi trở lên.
- Bất thường dấu hiệu sống như: Nhiệt độ, mạch, huyết áp, nhịp thở, dấu hiệu bất thường khi nghe tim phổi, rối loạn tri giác…
Theo thông tin của Bộ Y tế sáng ngày 16/7, có thêm 21.815 người được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trong ngày 15/7/2021. Như vậy, tổng cộng đến nay, Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng 4.185.623 liều vaccine phòng COVID-19. Trong đó, số người đã được tiêm 1 mũi là 3.890.947 người; Số người đã được tiêm đủ 2 mũi là 294.676 người.
Từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022, Việt Nam sẽ triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử với khoảng 70% dân số (khoảng 75 triệu người) trong độ tuổi chỉ định được tiêm vaccine COVID-19. Chiến dịch nhằm hướng tới mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021, đầu năm 2022.
Tại Hà Nội, dự kiến sẽ tiêm vaccine COVID-19 cho khoảng 5,1 triệu người dân. Nếu nguồn cung vaccine bảo đảm, thành phố phấn đấu đạt tối đa 200.000 mũi tiêm/ngày.
Bình luận của bạn