"Tỳ bà diệp" là vị thuốc trong bài "Cam lộ ẩm" dùng dễ chữa viêm lợi, hôi miệng ở trẻ
Bệnh viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày
Súp lơ xanh có thể ngăn ngừa bệnh viêm xương khớp
Protein dạng GILZ giúp bảo vệ xương trước bệnh viêm khớp
Cẩn trọng với bệnh viêm mũi xoang ở trẻ
Các lưu ý phòng bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Theo Lương y Dương Toàn Vinh thuộc Hội Đông y Việt Nam, bệnh viêm lợi có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi, giới tính. Đối với người lớn, viêm lợi được gọi là nhiệt miệng. Biểu hiện của bệnh là lợi đỏ, bị sưng tấy và khi chạm vào dễ gây đau đớn. Hơi thở của người mắc bệnh thường hôi liên tục và có vị giác kém hẳn đi (ăn không thấy ngon, cảm nhận mùi vị kém).
Khi kiểm tra trong miệng bệnh nhân, lợi tụt lùi vào trong, giữa răng và lợi xuất hiện những khe hổng, sâu. Khi nhai thức ăn, người bệnh có cảm giác răng không khớp vào nhau hoặc khớp với xương hàm như trước. Đặc biệt, lợi sẽ chảy máu trong và sau khi bệnh nhân đánh răng. "Nếu bệnh để lâu không chữa trị sẽ khiến răng bị lỏng, lung lay và lâu dần tất yếu bệnh nhân sẽ bị rụng răng", Lương y Dương Toàn Vinh nói.
Với trẻ em, Đông y gọi bệnh viêm lợi, miệng hôi là cam miệng (nha cam khẩu xú). Các triệu chứng chủ yếu của trẻ khi mắc bệnh là môi miệng lở loét, có mùi hôi kèm theo chảy nước dãi, nước mũi. Chân răng của trẻ chảy máu trong, sau khi ăn và đánh răng. Bệnh xảy ra vào thời kỳ răng sữa làm răng mất lớp men trắng, trở thành màu vàng xám hoặc đen, hoặc bị ăn mòn. Vì trẻ không ăn được hoặc ăn kém nên chậm phát triển, đại tiện táo, tiểu tiện sên vàng, người mệt mỏi, da khô ráp.
Miệng bệnh nhân bị viêm lợi
Nguyên nhân của viêm lợi theo Đông y là do nóng nhiệt, người bệnh sử dụng nhiều các chất cay nóng như ớt, gừng, uống bia, rượu, ăn thịt chó... Ngoài do đồ uống thức ăn, cũng có các trường hợp gặp viêm lợi do người bệnh có bệnh ở mũi xoang, hàng ngày nuốt mủ xuống dạ dày; người bệnh có bệnh lý nhiễm trùng hoặc dùng quá nhiều kháng sinh kéo dài.
Lương y Dương Toàn Vinh cho biết: "Vì nhiệt mà sinh ra viêm lợi nên nguyên tắc điều trị sẽ là chống viêm, thanh nhiệt kết hợp tăng cường vệ sinh răng miệng và kiêng ăn uống các chất cay, nóng".
Đối với người lớn, có thể dùng bài thuốc bao gồm: Lá hương nhu 16g, rau má 24g, hoàng liên 10g, hoàng cầm 10g, chi tử 12g, đương quy 12g, đan sâm 16g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc thuốc 3 lần, uống 3 lần. Tiếp đến, bệnh nhân dùng lá hương nhu và lá đinh lăng nấu nước để súc miệng hàng ngày. Ngoài ra, cho 100g Hoàng liên vào chai thủy tinh đổ ngập rượu để ngâm. Sau 1 tuần, bệnh nhân lấy bông chấm thuốc rồi chấm nhẹ vào răng lợi.
Người bệnh cũng có thể dùng thang thuốc: Trần bì 10g, chỉ xác 10g, hoàng bá 12g, sơn trà 10g, đương quy 12g, mạch môn 12g, thiên môn 12g, bạch thược 12g, sâm đại hành 12g, tam thất 10g, đinh lăng 16g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, cam thảo 12g. Thang thuốc này cũng ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần, có tác dụng chống viêm, trừ nhiệt ở trường vị, lợi tiêu hóa.
Còn trẻ em bị cam miệng, bố mẹ dùng bài thuốc "cam lộ ẩm" cho trẻ, thang thuốc gồm: Cam thảo 4g, tỳ bà diệp 5g, chỉ xác 5g, thiên môn đông 6g, mạch môn 6g, sinh địa 6g, thục địa 6g, nhân trần 6g, thạch hộc 6g, hoàng cầm 6g. Bố mẹ sắc uống cho trẻ trong ngày. Thuốc bôi tại chỗ có thể dùng bài: đồng thanh 4g, bằng sa 4g, xuyên tiêu 10g hoặc thanh đại 2g, hùng hoàng 2g, băng phiến 2g, bạch phàn 4g, bằng sa 4g, lô hội 4g. Tất cả tán thành bột mịn, trước khi bôi, trẻ súc miệng sạch sau đó chấm thuốc vào chân răng và miệng.
Súc miệng nước muối hàng ngày là 1 phương pháp phòng ngừa viêm lợi
"Cách phòng bệnh viêm lợi tốt nhất là không lạm dụng chất ăn cay nóng kéo dài. Sau khi ăn cần phải súc miệng bằng nước sạch, tốt nhất nên ngậm và súc miệng bằng nước muối. Không nên đánh răng nhiều lần trong ngày. Bệnh nhân viêm lợi cần kiêng ăn những thứ như cá tanh, mắm tôm, thịt chó, ớt, riềng… Nên thường xuyên sử dụng nước cam, nước chanh, các loại rau quả có tính thanh nhiệt...", Lương y Dương Toàn Vinh khuyến cáo.
Bình luận của bạn