Những điều cần tránh để bảo vệ răng hiệu quả
Podcast: Thật hư thông tin uống nước chanh buổi sáng hại dạ dày
Vụ sữa giả: 84 sản phẩm do Rance Pharma và Hacofood sản xuất được công bố
DS Nguyễn Xuân Hoàng: “Thay đổi từ hai phía để kinh tế tư nhân bứt phá ngay tại sân nhà”
Những điều bác sĩ muốn người bệnh hiểu về bệnh rung nhĩ
Uống quá nhiều trà hoặc cà phê
Trà và cà phê là thức uống quen thuộc mỗi sáng. Tuy nhiên, nếu sử dụng thường xuyên, đặc biệt là trà đen và cà phê đậm, các chất tanin trong đó có thể bám vào bề mặt răng, gây ố vàng theo thời gian.
Lời khuyên: Sau khi uống, nên súc miệng bằng nước lọc để giảm bám màu. Có thể chọn trà xanh hoặc trà trắng thay thế để giảm tác động lên men răng.
Đánh răng quá mạnh

Không nên đánh răng quá mạnh
Nhiều người cho rằng đánh răng mạnh sẽ giúp răng sạch hơn. Thực tế, điều này khiến lớp men bảo vệ bị bào mòn, để lộ phần ngà răng có màu vàng bên dưới. Răng không chỉ bị kém trắng mà còn dễ ê buốt.
Lời khuyên: Hãy dùng bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng theo vòng tròn. Không cần dùng lực mạnh, quan trọng là chải đều và đủ thời gian.
Không khám răng định kỳ
Răng không đau không có nghĩa là khỏe. Mảng bám và cao răng có thể tích tụ âm thầm, gây xỉn màu và các bệnh về nướu.
Theo tiến sĩ Mandeep Singh Malhotra, làm việc tại Bệnh viện CK Birla (Ấn Độ), khám răng định kỳ giúp làm sạch răng hiệu quả và phát hiện sớm các bệnh như ung thư miệng. Ông cho biết, hiện nay có thể phát hiện ung thư sớm bằng xét nghiệm máu nhờ công nghệ sinh thiết lỏng. Nếu được điều trị kịp thời, người bệnh có thể chỉ cần tiểu phẫu đơn giản mà không cần xạ trị hay hóa trị.
Lời khuyên: Nên khám răng định kỳ 6 tháng một lần để giữ răng sạch, sáng và phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn.
Ăn vặt đồ ngọt liên tục

Nên hạn chế sử dụng đồ ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt có ga
Đường là "nguồn dinh dưỡng" cho vi khuẩn gây sâu răng. Khi ăn đồ ngọt thường xuyên, đặc biệt là thực phẩm như kẹo hoặc nước ngọt có ga, vi khuẩn tạo ra acid làm mòn men răng, khiến răng dễ đổi màu và yếu dần.
Lời khuyên: Sau khi ăn đồ ngọt, nên uống nước để rửa sạch cặn đường còn sót lại. Ăn táo hoặc trái cây giòn cũng giúp làm sạch bề mặt răng tự nhiên.
Căng thẳng kéo dài
Căng thẳng không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn tác động tiêu cực tới sức khỏe răng miệng. Những người hay căng thẳng thường bị khô miệng, nghiến răng khi ngủ và hay quên chăm sóc răng miệng. Điều này khiến men răng mỏng đi, nướu và răng dễ bị tổn thương.
Theo tiến sĩ Prafull Sabadra, nhà sáng lập Trung tâm nha khoa cao cấp Dr. Sabadra’s (Ấn Độ), căng thẳng kéo dài có thể gây viêm nướu, loét miệng, đau hàm và làm chậm quá trình lành vết thương. Người bị căng thẳng cũng thường bỏ qua việc khám răng và dễ sa vào thói quen ăn uống thiếu lành mạnh.
Lời khuyên: Giữ tinh thần ổn định, ngủ đủ, ăn uống điều độ và vệ sinh răng miệng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài.
Bình luận của bạn