Thận có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Cơ quan này đảm nhiệm nhiều chức năng gồm loại bỏ chất thải, duy trì sự cân bằng nước và chất điện giải, điều hòa huyết áp, tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu. Suy thận là khi thận không còn thực hiện tốt chức năng vốn có. Các dấu hiệu ban đầu cảnh báo thận đang bị tổn thương thường mơ hồ và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác.
Dưới đây là 5 dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu và bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra:
Suy thận khiến độc tố tích tụ trong máu, ảnh hưởng đến mức năng lượng. Bên cạnh đó, khi thận không sản xuất đủ erythropoietin - hormone chịu trách nhiệm kích thích tạo hồng cầu - có thể gây thiếu máu. Điều này dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu tập trung và khó thở khi hoạt động nhẹ. Hầu hết bệnh nhân xem đó là tình trạng kiệt sức hoặc lão hóa bình thường khiến việc chẩn đoán bị trì hoãn.
Thay đổi thói quen đi tiểu
Những thay đổi về tần suất đi tiểu hoặc màu sắc nước tiểu thường là dấu hiệu ban đầu của các vấn đề về thận nhưng hiếm khi được xem xét nghiêm túc. Tiểu đêm nhiều lần, nước tiểu có bọt (protein rò rỉ vào nước tiểu), tiểu lẫn máu hoặc nước tiểu sẫm màu đều là dấu hiệu thận có thể bị tổn thương. Việc bỏ qua những thay đổi này có thể khiến bệnh phát triển âm thầm.
Sưng phù ở bàn chân, mắt cá chân hoặc mặt
Nếu thận không thể loại bỏ lượng natri cũng như chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể sẽ dẫn đến phù nề, đặc biệt là ở chân và quanh mắt. Bệnh nhân thường nghĩ tình trạng phù nề do đứng lâu hoặc ăn uống kém, nhưng đó có thể là bằng chứng của suy thận. Việc phát hiện và xét nghiệm sớm là rất quan trọng.
Ngứa dai dẳng
Một trong những dấu hiệu khác của suy thận là ngứa dai dẳng. Tình trạng này là do các chất thải tích tụ trong máu kèm theo mất cân bằng khoáng chất như calci và phốt pho. Da khô bong tróc và cảm giác muốn gãi dai dẳng, đặc biệt là khi không có nguyên nhân về da liễu, cần được đánh giá bằng cách kiểm tra thận.
Chán ăn, buồn nôn
Khi chức năng thận xấu đi, cơ thể tích tụ độc tố urê, gây ra các triệu chứng đường tiêu hóa như vị kim loại trong miệng, hơi thở có mùi hôi (mùi urê), buồn nôn hoặc chán ăn. Những triệu chứng này thường bị hiểu sai là vấn đề tiêu hóa, dẫn đến chẩn đoán sai hoặc chậm trễ trong điều trị.
Các biện pháp chủ động ngăn chặn tổn thương tại thận
Hiện nay, sử dụng thảo dược dành dành là giải pháp được nhiều người mắc bệnh thận hoặc có nguy cơ suy thận lựa chọn. Nghiên cứu tại Trung Quốc chứng minh, chiết xuất từ quả và thân cây dành dành chứa hoạt chất có tác dụng giảm tổn thương thận, hỗ trợ chống xơ hóa và cải thiện tình trạng thiếu máu tại thận.
Để tăng hiệu quả điều trị, dành dành được chọn làm thành phần chính, kết hợp cùng nhiều thảo dược quý khác như: Đan sâm, hoàng kỳ, mã đề, linh chi đỏ, bạch phục linh… trong cùng 1 sản phẩm giúp bổ thận, lợi tiểu, hỗ trợ cải thiện chức năng thận, ngăn ngừa suy thận tiến triển do đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh thận khác.
Bên cạnh việc quan tâm đến các triệu chứng cảnh báo suy thận giai đoạn đầu, thực hiện đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ, xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa cao dành dành để hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng suy thận, cải thiện chức năng thận.
Lê Tuyết (Theo Time of India)
Tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu - Địa chỉ an tâm, tin cậy, chất lượng suốt 20 năm.
Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội
ĐT: 024.38461530 - 028.62647169
Số GPQC: 01502/2019/ATTP-XNQC
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Bình luận của bạn