Hầu hết mọi người được sinh ra với hai quả thận, nhưng thực tế bạn chỉ cần một.
Mỗi ngày, thận lọc 200 lít máu, loại bỏ 2 lít chất độc, chất thải và nước. Sau khi loại bỏ chất thải và nước ra ngoài cơ thể theo đường tiểu, thận sẽ điều chỉnh nồng độ chất lỏng trong cơ thể.Thận tiết hoóc-môn điều chỉnh huyết áp, sản xuất tế bào hồng cầu và giúp duy trì xương khỏe mạnh.
Thận thường bị hư hại từ từ theo thời gian, đó là một trong những lý do tại sao các bệnh về thận thường không được phát hiện sớm. Do vậy việc nhận thức và bảo vệ thận ngay từ ban đầu là rất quan trọng.
1. Làm xét nghiệm
Nếu bạn có người nhà bị huyết áp cao, tiểu đường hoặc từng có người thân mắc bệnh suy thận, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kì hàng năm.
Có hai loại xét nghiệm đơn giản để kiểm tra bệnh thận:
- Một xét nghiệm nước tiểu kiểm tra hàm lượng albumin. Albumin là một loại protein có trong nước tiểu được kiểm tra để phát hiện sớm các tổn thương về thận. Khi có quá nhiều chất đạm trong nước tiểu, điều đó có nghĩa là bộ lọc của thận đã bị hư hỏng và protein đang bị thoát ra ngoài.
- Một xét nghiệm máu kiểm tra creatinine . Creatinine là một sản phẩm thải (từ sự trao đổi chất trong bó cơ) được lọc bỏ bởi thận. Nồng độ creatinin sẽ được dùng để ước tính mức lọc cầu thận (eGFR) . Chỉ số eGFR dùng để phản ánh hiệu quả trong việc lọc chất thải ra khỏi máu của thận.
2 . Kiểm tra huyết áp và lượng đượng trong máu
Huyết áp cao và tiểu đường là hai nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận. Thận là cơ quan chứa rất nhiều mạch máu. Vì vậy, bệnh gây tổn hại các mạch máu, bao gồm huyết áp cao và bệnh tiểu đường, có thể làm hỏng thận. Thậm chí huyết áp hơi cao (tiền cao huyết áp) và lượng đường trong máu cao, thường được gọi là “tiền tiểu đường”, cũng có thể làm hỏng thận. Do vậy hãy kiểm tra thường xuyên huyết áp và lượng đường để chắc chắn thận của bạn đang khỏe mạnh.
3. Duy trì cân nặng hợp lý
Duy trì cân nặng hợp lý có ý nghĩa quan trọng đối với thận. Thừa cân có nghĩa là thận phải làm việc nhiều hơn để lọc ra các độc tố và đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của khối lượng cơ thể tăng lên. Béo phì cũng làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường và huyết áp cao, hai yếu tố nguy cơ chính gây bệnh thận. Giảm cân hợp lý có thể giúp giảm nguy cơ này.
4. Cam kết bỏ thuốc lá
Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận và các bệnh gây tổn hại thận, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Bỏ thuốc có thể khó khăn, nhưng đó là một trong những thay đổi cần thiết để bảo vệ thận và ảnh sức khỏe tổng thể của bản thân bạn.
5. Hoạt động thể chất và chế độ dinh dưỡng
Vì những tổn hại cho thận thường xảy ra từ từ theo thời gian nên thói quen hàng ngày có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh thận từ sớm. Kết hợp hoạt động thể chất và ăn thức ăn hợp vệ sinh sẽ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh thận. Hãy giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn có nồng độ natri cao vì chúng có thể dẫn đến cao huyết áp và gây hại cho thận.
6. Thận trọng khi dùng thuốc giảm đau
Nhiều thuốc được kê đơn và thuốc mua không qua đơn, bao gồm thuốc giảm đau đều được lọc qua thận. Điều này có nghĩa rằng thận phải tiếp nhận và loại bỏ các loại thuốc này khỏi cơ thể. Luôn đọc nhãn và cân nhắc những rủi ro và lợi ích khi dùng thuốc cụ thể. Tránh sử dụng quá nhiều thuốc có thể gây hại cho thận, chẳng hạn như ibuprofen và naproxen.
Bình luận của bạn