Bé 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có nguy hiểm?

Vàng da là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh

Vàng da, nước tiểu có màu vàng có phải bị viêm gan?

Phòng ngừa sốt vàng da, sốt rét cho người Việt ở Angola như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không?

Vàng da, vàng mắt có phải bệnh viêm gan?

Chào bạn!

Bình thường trẻ em sau khi sinh da cũng có thể vàng nhẹ do tan máu bẩm sinh gây tăng bilirubin trong máu và trong vòng thời gian đó triệu chứng cũng giảm dần đi khi hệ huyết học trở lại hoạt động bình thường, tình trạng này được gọi là vàng da sinh lý... Vàng da sinh lý thường xuất hiện sau 24 giờ sau sinh và hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần với trẻ non tháng; Mức dộ vàng da nhẹ (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn). Vàng da đơn thuần, không kết hợp các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ…).

Trong trường hợp vàng da kéo dài như con bạn thì nhiều khả năng con bạn bị hội chứng vàng da bệnh lý. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, vàng da bệnh lý sẽ dẫn đến vàng da nhân, hậu quả là để lại di chứng bại não suốt đời, thậm chí tử vong.

Vàng da được coi là bệnh lý khi có bất thường từ một trong số các tiêu chuẩn sau:

- Vàng da ở nhiều vùng trên cơ thể và xuất hiện sớm.

- Không hết vàng sau 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ sinh thiếu tháng.

- Vàng da kết hợp các triệu chứng bất thường khác (trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật...).

- Xét nghiệm bilirubin trong máu tăng hơn bình thường.

Nếu trẻ có các biểu hiện trên thì cần đưa bé đi khám bệnh. Khi khám, bé xẽ được xét nghiệm xem có đúng là lượng bilirubin có tăng hay không? Bởi vì bằng cảm quan xác định trẻ vàng da hay bình thường là không chính xác nhất là những trường hợp vàng da nhẹ.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe! 

TS. BS. Ngô Minh Xuân - Nguyên Trưởng khoa Sơ Sinh, Bệnh viện Từ Dũ

Thanh Tú H+ (Thực hiện)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị