Bệnh chai gan

Tại sao gan chai?

Chai gan là giai đoạn nối tiếp của xơ gan hoặc là giai đoạn cuối của xơ gan. Trong thực tế, chỉ có một số ít trường hợp xơ gan diễn ra nhanh chóng (teo gan cấp) nhưng hầu hết diễn ra từ từ. Điều đáng quan tâm là đa số các trường hợp xơ gan không có dấu hiệu báo trước đáng kể, trong khi đó bệnh ngày càng nặng thêm một cách âm thầm, lặng lẽ.

Rượu, thuốc là nguyên nhân lớn nhất gây nên tình trạng tổn thương gan, xơ gan, chai gan


Thời gian từ viêm gan dẫn đến xơ gan là một quá trình lâu dài, nhiều tháng, nhiều năm. Tốc độ phát triển của bệnh xơ gan tùy thuộc và tình trạng thổn thương của tế bào gan, sức tàn phá của các tác nhân gây viêm gan, phản ứng tích cực của cơ thể cũng như chế độ ăn, uống, sinh hoạt của từng người bệnh. Họi là xơ gan vì các mạch máu ở xung quanh tổ chức tế bào gan bị xơ hóa, siết chặt lại một cách từ từ, gây tăng áo lực tĩnh mạch thực quản, tích tụ máu trong xoang phúc mạc... Điển hình của xơ gan là cổ chướng, người gầy quắt queo, bụng có nước (ascite), tuần hoàn bàng hệ khắp cơ thể (đặc biệt là vùng ngực, bụng), chán ăn, mệt mỏi. Từ xơ gan, các tổ chức xơ hóa càng phát triển mạnh mẽ hơn làm cho gan rắn chắc trở thành xơ chai. Người ta gọi đó là chai gan.

Chai gan là do kết quả cuối cùng khi phản ứng của tổ chức gan đối với các tổn thương kéo dài nhiều tháng, nhiều năm không phục hồi. Khi đã trở thành chai gan thì các tổ chức xơ trở nên chằng chịt hơn xơ gan rất nhiều và chúng sẽ chia tổ chức gnan thành nhiều nốt nhỏ (các nốt nhỏ này là sự sống sót của tế bào gan). Khi đã bị chai gan thì khả năng phục hồi của tổ chức gan hết sức khó khăn (có thể gọi là bất khả kháng), đây là giai đoạn chai gan và tổ chức gan ngày càng teo nhỏ và rắn chắc.

Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân dẫn đến xơ gan:
- Viêm gan do virus.
- Nhiễm bệnh hấp huyết trùng (gặp nhiều ở Trung Quốc).
- Dinh dưỡng kém và nghiện rượu.
- Nhiễm độc hóa chất như Thạch tín... Hoặc do tắc mật kéo dài gây xơ gan, thường rất ít gặp.

Có rấy nhiều nguyên nhân khác nhau có thể làm cho tế bào gan bị viêm và tổn thương. Trong quá trình tế bào gan viêm và bị tổn thương, nếu không được điều trị, không có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý thì dễ bị xơ gan dẫn đến chai gan. Một số nguyên nhân chính làm xơ gan và dẫn đến chai gan gặp nhiều nhất là uống rượu, bia nhiều, liên tục, đặc biệt là nghiện rượu là một trong các tác nhân quan trọng dẫn đến xơ gan, chai gan.

Thứ đến là viêm gan do virus viêm gan B, C - những tác nhân cực kỳ nguy hiểm. Trong số những người bị viêm gan B có tới 90% không điều trị gì cũng tự khỏi, không để lại hậu quả gì, nhưng vẫn có tới 10% số người bị viêm gan B không khỏi và trở thành viêm gan mạn tính hoặc người lành mang virus viêm gan. Trong số viêm gan mạn tính thì tỷ lệ xơ gan khá cao và một số ít có thể bị ung thư gan.

Ngoài ra, có một tỷ lệ chai gan do từng mắc bệnh sốt rét hoặc ngộ độc hóa chất, độc tố có trong môi trường (như arsenic). Thuốc dùng trong điều trị một số bệnh cũng có thể làm ngộ độc gan gây xơ gan dẫn tới chai gan như thuốc ức chế miễn dịch, một số thuốc điều trị loạn nhịp tim...

Triệu chứng như thế nào?

Gan đã chai thì không thể phục hồi


Khi xuất hiện chai gan, một số triệu chứng của xơ gan vẫn tồn tại, thể hiện chán ăn, người gầy, sút cân rõ rệt, hay buồn nôn, mệt mỏi, không muốn làm bất cứ việc gì, vàng da, vàng mắt, ngứa (do ứ đọng sắc tố mật), nước tiểu màu sẫm... Một số trường hợp có thể biến chứng như chảy máu đường tiêu hóa hoặc chảy máu thực quản, biểu hiện đi ngoài phân đen, thậm chí nôn ra máu đen, đồng thời triệu chứng ngứa xuất hiện nhiều hơn, đôi khi ngứa toàn thân.

Lúc này, có thể xuất hiện cổ chướng, phù (thể hiện ở cổ chân, bàn chân). Hiện tượng phù ở bệnh chai gan là do chức năng của thận thay đổi làm ứ đọng muối và nước khắp cơ thể, đặc biệt là trong khoang phế mạc phổi gây khó thở. Một số người bệnh có biểu hiện về thần kinh như trì trệ, chậm nhận biết, thậm chí thỉnh thoảng bị lú lẫn do gan, là cơ quan thanh lọc và loại trừ chất độc và các chất cặn bã. Khi gan bị chai, chất độc tăng dần trong máu làm tổn thương tổ chức não. Tế bào não bị tê liệt gây ra những triệu chứng như bần thần, buồn phiền, chán nản, mấy ngủ, chóng quên, không tập trung tư tưởng, hay cáu gắt vô cớ. Thậm chí, do nhiễm độc thần kinh nên mất định hướng, không làm chủ được bản thân, phát ngôn không chuẩn mực, khó hiểu, chân tay run. Khi bệnh trở nên nặng hơn, bệnh nhân lờ đờ, buồn ngủ, rối loạn trí nhớ... có thể gâu tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Một số trường hợp thường có đau bụng âm ỉ vùng hạ sườn phải, da mặt tái xám, xuất hiện nhiều hệ thống tuần hoàn bàng hệ (nhiều mạch máu nhỏ li ti như mạng nhện), đặc biệt là vùng ngực. liên sườn, bụng.

Bệnh chai gan cũng làm cho lách to ra và ảnh hưởng đến quá trình tạo máu. Ngoài ra, bệnh còn làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan quan trọng khác như tuyến sinh dục (làm cho nam giới trở nên bất lực, nữ giới có hiện tượng kinh nguyệt thất thường), tuyến tụy tạng (theo thống kế, có khoảng 60% bệnh nhân chai gan sẽ không dung nạp đường glucose và hơn 20% mắc đái tháo đường. Vì thế, bệnh đái tháo đường ở người viêm gan trở nên nặng hơn khi gan đã chai).

Tuy vậy, có một số rất ít trường hợp tuy bị chai gan nặng nhưng bề ngoài vẫn sống một cách yên ổn và không có bất cứ triệu chứng nào đáng kể.

Để xác định chai gan có nhiều phương pháp khác nhau, nhưng sinh thiết gan để quan sát tế bào gan dưới kính hiển vi vẫn là một trong những phương pháp hữu hiệu và chính xác nhất.

Phòng ngừa từ sớm

Khi bị viêm gan hay nghi ngờ viêm gan, với những triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, ăn không tiêu, đau tức vùng gan, vàng da, vàng mắt..., cần nhanh chóng đi khám để xác định chính xác bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Trên cơ sở đó, bác sỹ sẽ có chỉ định điều trị, tư vấn về sức khỏe, ăn uống, chế độ sinh hoạt.

Tiêm vaccine viêm gan B là một biện pháp phòng ngừa tổn thương gan, xơ gan, chai gan


Khi đã biết bị viêm gạn mạn tính do virus viêm gan B, cần được kiểm tra chức năng gan, định lượng virus viêm gan B, siêu âm gan định kỳ, đặc biệt làm xét nghiệm alpha-feto-protein (một protein thường gặp trong ung thư gan). Xét nghiệm chức năng gan trong bệnh viêm gan mạn tính nhằm đánh giá men gan có tăng không, kết hợp thử test HBsAg và HBeAg, nếu có điều kiện thì định lượng virus viêm gan B (nếu HBsAg dương tính) để biết là viêm gan B mạn tính hay người lành mang virus viêm gan. Khi biết viêm gan B mạn tính cần được điều trị và tư vấn của bác sỹ, tốt nhất là bác sỹ chuyên khoa truyền nhiễm.

Tuyệt đối không uống nhiều rượu và liên tục nhất là các loại rượu tự pha chế, rượu tự nấu vì các loại rượu này còn rất nhiều độc tố có hại cho gan. Những người sống trong vùng có sốt rét cần có biện pháp phòng bệnh để không bị muỗi đốt và tích cực diệt muỗi, loăng quăng bằng mọi biện pháp từ dân gian đến dùng hóa chất.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa