Người bị viêm xơ đường mật ăn uống thế nào để quản lý bệnh?

Thay đổi chế độ dinh dưỡng có thể giúp làm giảm tình trạng viêm xơ đường mật

Nên ăn uống thế nào trước phẫu thuật cắt túi mật?

Người đã cắt túi mật nên tránh ăn các thực phẩm này

4 loại nước giúp loại bỏ sỏi mật tự nhiên

Những “sát thủ giấu mặt” trong chế độ ăn của người bệnh gan mật

Viêm xơ đường mật nguyên phát ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?

Đường mật bị thu hẹp sẽ ngăn chặn dòng chảy của dịch mật, gây tắc nghẽn và có thể gây rò rỉ dịch mật, tích tụ dịch mật trong gan, gây tổn thương các tế bào gan. Ngoài ra, tình trạng viêm xơ đường mật có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng, khiến người bệnh dễ bị sốt, ớn lạnh, đau tức vùng bụng trên.

Nếu dịch mật rò rỉ vào máu, người bệnh có thể bị ngứa da, mệt mỏi mạn tính, ăn mất ngon, giảm cân và vàng da. Chưa hết, bệnh viêm xơ đường mật nếu để lâu không điều trị có thể khiến các tế bào gan bị tổn thương, dẫn tới xơ gan, chai gan... ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan.

Vậy người bệnh viêm xơ đường mật nên ăn gì để quản lý bệnh?

Các loại nước ép rau củ giúp hỗ trợ cho người viêm xơ đường mật

Nhiều chuyên gia đưa ra khuyến cáo: Người bệnh viêm xơ đường mật nên ăn nhiều các thực phẩm tươi sống, uống các loại nước ép rau củ để hỗ trợ chức năng gan và giúp thải độc gan, túi mật. Cụ thể, bạn nên ăn nhiều táo, củ dền, bông cải xanh, cà rốt, cần tây, các loại rau họ cải…

Người bệnh viêm xơ đường mật nguyên phát cũng nên ăn các thực phẩm có hàm lượng sulfur cao vì chúng giúp hỗ trợ quá trình thải độc của gan và túi mật. Như vậy, bạn nên ăn nhiều trứng, tỏi, các loại đậu và hành.

Người bệnh viêm xơ đường mật cũng nên chú ý bổ sung đủ protein từ thịt gia cầm, cá… Nên chọn những loại gia cầm chăn thả hoặc gia cầm hữu cơ, không bị tiêm hormone tăng trưởng hay thuốc kháng sinh. Bạn cũng nên uống đủ 2 lít nước/ngày để đảm bảo sức khỏe cho gan và túi mật.

Một số thực phẩm cần hạn chế

Các chuyên gia cũng khuyến cáo người bị viêm xơ đường mật nguyên phát nên hạn chế tiêu thụ các sản phẩm từ sữa bò và các thực phẩm có chứa gluten (có nhiều trong lúa mạch, lúa mì). Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn các món chiên xào nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm chế biến sẵn cũng như các món nhiều đường tinh luyện và bột mì. Chocolate và các thực phẩm có nhiều chất tạo ngọt nhân tạo cũng nên hạn chế.

Một số lưu ý khác trong chế độ ăn uống

Viêm xơ đường mật có thể làm giảm lưu lượng mật vào ruột, ảnh hưởng xấu tới khả năng tiêu hóa chất béo của bạn, dẫn tới tình trạng Steatorrhea (lẫn chất béo trong phân).

Trong trường hợp này, bạn nên hạn chế lượng chất béo tiêu thụ nhưng không loại bỏ hoàn toàn chất béo trong chế độ ăn uống. Các chất béo cũng rất cần thiết để cơ thể có thể hấp thụ các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K.

Các chuyên gia cũng khuyến báo bạn nên bổ sung vitamin C, E và beta-carotene - các chất chống viêm giúp giảm tình trạng viêm xơ đường mật. Bạn cũng có thể bổ sung 2 thìa cà phê selenium/ngày để giúp chống viêm, giảm viêm nhiễm đường mật.

Vi Bùi H+ (Theo Livestrong)

Gợi ý thực phẩm chức năng Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ cho người bị sỏi mật, viêm đường mật, viêm túi mật.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa