Khi mắc zona, các dải ban sẽ nổi, tấy đỏ, phồng lên và gây đau tức cho người bệnh
Bệnh zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Cảnh giác zona tại tai
Phân biệt bệnh viêm da do tiếp xúc với côn trùng và bệnh Zona
Bệnh zona làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ
Dinh dưỡng ngăn ngừa sởi, thủy đậu
Cùng một loại virus gây bệnh thủy đậu
Bệnh zona do virus herpes zoster (varicella-zoster virus hoặc VZV) gây ra và nó cũng chính là virus gây bệnh thủy đậu. Sau khi người bệnh đã bị thủy đậu, virus herpes zoster sẽ nằm trong mô thần kinh gần tủy sống và não. Chúng tuy đã dừng hoạt động nhưng nhiều năm sau đó virus vẫn có thể “sống” trở lại và gây ra căn bệnh thứ hai: Bệnh zona cho con người.
Trong khi zona không đe dọa lớn đến tính mạng người mắc nhưng lại có thể gây ra đau đớn trên những vùng da bị thương tổn, bệnh cũng ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ, khiến người mắc bệnh mặc cảm, tự ti, khó giao tiếp xã hội. Hiện tại, vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao virus thủy đậu lại có thể tái hoạt động và gây ra bệnh zona.
Tuy nhiên, các bác sỹ đưa ra những khả năng là: Stress, mệt mỏi và hệ miễn dịch suy yếu (có thể là do tuổi tác, bệnh tật, thuốc men làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể để có thể giữ được virus thủy đậu trong trạng thái không hoạt động), các biện pháp điều trị bằng tia xạ, làm tổn thương vùng da bị nổi ban… có thể gây ra zona.
Tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng, bệnh zona có thể xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trên cơ thể. Triệu chứng đầu tiên của người bị zona là cảm giác đau, ngứa, căng, bỏng, nhức ở một phía nào đó của cơ thể. Thông thường, sau khi cơn đau xuất hiện 1 – 3 ngày, thậm chí có trường hợp kéo dài đến một tuần, các dải ban sẽ nổi, tấy đỏ, phồng lên ở ngay vị trí đau nhức trước đó.
Cuối cùng thì các mụn nước này vỡ ra và bắt đầu chảy nước, bề mặt bên trên khô đi và hoá sẹo. Quá trình này có thể kéo dài 3 - 4 tuần từ khi bắt đầu bị bệnh đến khi khỏi. Thỉnh thoảng, sau khi khỏi bệnh, những cơn đau tức vẫn còn mặc dù không còn nhìn thấy mụn nước nữa làm dễ nhầm lẫn với nguyên nhân đau tại chỗ.
Dùng băng ép nước lạnh để làm dịu cơn đau
Theo các bác sỹ, nếu nghi ngờ mình bị zona, cần đến các cơ sơ y tế về da liễu càng sớm càng tốt để chữa trị vì thuốc kháng virus chỉ có hiệu quả khi được sử dụng sớm. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân không được gãi vì có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát và có thể để lại sẹo.
Có thể dùng băng ép ngâm với nước lạnh băng vào vùng rỉ mủ trong khoảng 20 phút, làm 7, 8 lần/ngày để làm dịu bớt cơn đau và làm khô dải ban. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp lấy bớt vảy ra ngoài và làm giảm khả năng bị nhiễm trùng. Cần lưu ý ngưng sử dụng băng ép khi vùng rỉ mủ đã khô để giúp cho những vùng da xung quanh không trở nên khô và ngứa.
Giữ cho khu vực bị zona được sạch sẽ bằng xà bông nhẹ và nước. Mặc quần áo rộng để tránh bị đau thêm khi quần áo tiếp xúc với các vùng này. Tránh những tiếp xúc trực tiếp với những người chưa từng bị thủy đậu, đang bệnh, hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch.
Tùy thuộc vào mức độ của cơn đau, có thể không cảm thấy thích làm việc, và có thể cảm thấy yếu và mệt mỏi. Tốt nhất khi đã mắc bệnh nên nghỉ ngơi nhiều và tránh các hoạt động vất vả trong khi đang hồi phục. Hơn nữa, người bệnh cần tránh căng thẳng, làm những việc khác để quên đi đau đớn trên da như đọc sách, xem một bộ phim hoặc làm việc gì đó yêu thích. Giống như băng ép nước lạnh, tắm mát hoặc sử dụng đồ mát, áp ướt trên mụn cũng có thể giúp làm giảm ngứa và đau đớn.
Do chưa tìm được nguyên nhân cụ thể nên chỉ có thể chủ động phòng ngừa bằng cách tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể để phòng chống như tập thể dục thể thao đều đặn, có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và tuyệt đối không tiếp xúc trực tiếp với những người nghi zona hoặc mắc bệnh zona để tránh lây nhiễm.
Bình luận của bạn