Bệnh không lây nhiễm: 16 triệu người chết mỗi năm

Bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng trẻ hóa

Dinh dưỡng bất hợp lý: Yếu tố gia tăng các bệnh không lây nhiễm

Gần 16 triệu người chết sớm vì bệnh không lây nhiễm

Tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm gấp 4 lần do lây nhiễm

Không phải ai ăn lá sen cũng tốt!

Điểm tin 21/1: Quốc hội sẽ "siết chặt" taxi Uber

Các bệnh đứng đầu trong danh sách bệnh không lây nhiễm về số ca tử vong là bệnh tim và phổi, đột quỵ, ung thư và đái tháo đường, đóng góp tới 63% trong tổng số các ca tử vong toàn cầu. Bên cạnh đó, việc hút thuốc lá, uống rượu, ăn uống không lành mạnh và lười hoạt động thể chất cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn tới các tình trạng này. 

Bệnh không lây nhiễm và nghèo đói tạo thành vòng luẩn quẩn, trong đó nghèo đói khiến người ta dễ phơi nhiễm các yếu tố hành vi nguy cơ dẫn đến mắc bệnh không lây nhiễm và rồi bệnh không lây nhiễm lại trở thành nguyên nhân quan trọng dẫn đến nghèo đói do các chi phí trực tiếp và gián tiếp cho bệnh gây ra.

Theo các chuyên gia, mặc dù rất nguy hiểm nhưng bệnh không lây nhiễm có thể được phòng chống một cách hiệu quả thông qua việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ như: Các yếu tố kinh tế - xã hội, do quá trình toàn cầu hóa, đô thị hóa, già hóa, nghèo đói, thiếu kiến thức, phong tục tập quán lạc hậu; Các hành vi nguy cơ như hút thuốc lá, dinh dưỡng không hợp lý, ít vận động và lạm dụng rượu bia; Các yếu tố nguy cơ về sinh, chuyển hóa do thừa cân béo phì, tăng huyết áp, rối loạn đường máu và rối loạn lipid máu. 

Tổng Giám đốc WHO, TS. Margaret Chan phát biểu: "Cộng đồng quốc tế cần chung tay trong việc phòng chống các bệnh không lây nhiễm, bằng cách đầu tư cho y tế từ 1 - 3 USD/người/năm, chúng ta có thể giảm đáng kể số người mắc các bệnh không lây nhiễm".

"Vào năm 2015, tất cả các nước cần phải thiết lập được các mục tiêu quốc gia và phải có kế hoạch thực hiện các hành động một cách hiệu quả. Nếu không, hàng triệu sinh mạng con người sẽ tiếp tục bị tử vong".

Từ các bằng chứng khoa học cho thấy, nếu chúng ta loại trừ được các yếu tố nguy cơ, có thể phòng được ít nhất 80% số bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường và hơn 40% số ca bệnh ung thư...

Tiểu Bắc H+ (Theo WHO)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn