Tin tức nổi bật trong ngày 21/1
Điểm tin 17/1: 43 tấn măng bẩn "suýt" được tiêu thụ
Điểm tin 13/1: Người dân lại chặn cao tốc
Điểm tin 12/1: Đường dây nóng ngành y tế nhận gần 100.000 cuộc gọi
Điểm tin 9/1: Yêu cầu Trung Quốc dừng hoạt động phi pháp ở Hoàng Sa
Quốc hội yêu cầu nghiên cứu, đề xuất các vấn đề của Uber
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 20/1, ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, cho biết, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã yêu cầu cơ quan này xem xét, đề xuất các vấn đề liên quan đến loại hình taxi Uber.
Uber là một dịch vụ trung gian
Theo báo cáo mới được Bộ Công Thương gửi tới Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Uber là một dịch vụ trung gian, không sở hữu xe ô tô, không có lái xe và làm nhiệm vụ gắn kết người cần đi xe với người sở hữu xe. Khác với GrabTaxi và EasyTaxi, xe ô tô tham gia vào mạng lưới Uber không phải là của hãng taxi mà là xe cá nhân nên được gọi là dịch vụ “taxi không biển hiệu”.
Hơn 64 triệu người tham gia BHYT
Theo báo cáo tổng kết của Vụ Bảo hiểm y tế (BHYT), trong năm 2014, cả nước có 64,1 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ khoảng 70,8%.
Năm 2015 đạt tỷ lệ bao phủ 73% dân số tham gia BHYT?
Trong năm 2015, BHYT sẽ đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật BHYT, tiến tớiBHYT toàn dân. Phấn đấu hết năm 2015 đạt tỷ lệ bao phủ 73% dân số tham gia BHYT.
Để xóa bỏ tình trạng nằm ghép
Nhằm thực hiện quyết tâm cao của các bệnh viện khắc phục tình trạng nằm ghép, dưới sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh sẽ tổ chức 3 đợt ký cam kết không để người bệnh nằm ghép.
Người bệnh sẽ không phải nằm ghép?
Các bệnh viện sẽ cam kết thực hiện 3 nội dung, tùy theo khả năng giải quyết tình trạng nằm ghép của từng bệnh viện: Bảo đảm mỗi người bệnh sẽ được bố trí 1 giường bệnh ngay sau khi vào điều trị nội trú; Bảo đảm tối đa sau 24h kể từ khi nhập viện, mỗi người sẽ được bố trí 1 giường bệnh; Bảo đảm tối đa sau 48h kể từ khi nhập viện, mỗi người bệnh sẽ được bố trí 1 giường bệnh.
Chế thuốc gia truyền từ bột ngô và mật mía
Cơ quan chức năng Hà Tĩnh vừa kiểm tra và phát hiện một nhà thuốc gia truyền chế biến thuốc chữa bệnh từ bột ngô rang và mật mía trong điều kiện mất vệ sinh.
Dùng bột ngô rang để chế biến thuốc chữa bệnh
Sau khi chế biến, loại thuốc này được đóng thành hộp trọng lượng 1kg rồi bán cho người dân ở các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An… chữa bệnh thần kinh, đau nhức, với giá 80.000 - 100.000 đồng/hộp. Những loại thuốc này đều không được kiểm chứng về chất lượng, không được cơ quan chức năng cấp phép lưu hành trên thị trường.
Cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ số vật liệu và số thuốc nói trên.
Cháy lớn ở khu công nghiệp Nam Cấm, Nghệ An
Vụ cháy bắt nguồn từ một nhà kho trong khu công nghiệp Nam Cấm, nhiều nhân chứng cho biết. Đến 16h ngày 20/12, xe cứu hỏa tiếp cận hiện trường, tuy nhiên lửa vẫn bốc lên nghi ngút, khói đen cao hàng chục mét. Phần lớn công nhân đã di chuyển ra ngoài an toàn.
Đến 17h cùng ngày, đám cháy đã được khống chế
Rất may vụ hỏa hoạn xảy ra không gây thiệt hại về người, tuy nhiên số tài sản bị tiêu huỷ khá lớn.
Sẽ bắn pháo hoa tại cầu Nhật Tân?
Ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội cho biết Sở đã có văn bản đề xuất với UBND thành phố xin tổ chức bắn pháo hoa tại cầu Nhật Tân bằng nguồn tiền xã hội hóa.
Sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại cầu Nhật Tân ngay trong dịp Tết Nguyên đán
Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội chia sẻ, việc bắn pháo hoa tầm cao hay thấp phụ thuộc vào các nhà tài trợ. Quyền lợi của nhà tài trợ chủ yếu là được treo băng rôn quảng cáo hai đầu cầu trong những ngày tổ chức bắn pháo hoa. Nếu thành phố đồng ý và có nhà tài trợ, sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại cầu Nhật Tân ngay trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Bình luận của bạn