Đọc để biết có nên tin đậu nành gây ung thư vú hay không?

Bệnh nhân ung thư vú sống lâu hơn nhờ ăn đậu nành?

Pho mát làm tăng nguy cơ ung thư vú - sữa chua ngược lại

Chế độ ăn của thanh thiếu niên và nguy cơ ung thư vú

Phát hiện ung thư vú nhờ… quả chanh

Anh: Giá thuốc trị ung thư vú Ibrance là quá đắt đối với hệ thống y tế công

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến nam giới, mỗi năm, có 2.000 bệnh nhân nam được chẩn đoán bị ung thư vú ở Mỹ. Yếu tố nguy cơ Ung thư vú bao gồm: Bệnh sử gia đình có người bị ung thư vú, béo phì, ở giai đoạn cuối thời kỳ mãn kinh hoặc phụ nữ không sinh con.

Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng việc tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Một nghiên cứu còn cho hay, thêm một lượng đậu nành trung bình vào thức ăn của một người có thể kích hoạt gene khiến ung thư phát triển và lây lan.

Lời giải thích chủ yếu cho các khẳng định trên là do đậu nành có chứa rất nhiều isoflavones - hợp chất thực vật tương tự như estrogen. Trong một số nghiên cứu, estrogen có thể khiến tế bào ung thư nhân và lan rộng - đặc biệt là trong ung thư vú ER - hình thức ung thư vú phổ biến nhất. Do đó các nhà nghiên cứu đã lo lắng về tác hại của đậu nành đối với bệnh nhân ung thư vú.

Ăn nhiều đậu nành có gây ung thư vú?

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ Đại học Tufts (Massachusetts, Mỹ) đã chứng minh điều ngược lại và vừa công bố kết quả nghiên cứu trên Tạp chí Ung thư của Hiệp hội Ung thư Mỹ.

Tác giả chính của nghiên cứu, TS. Fang Fang Zhang tới từ Khoa Chính sách và Khoa học Dinh dưỡng, Trường Friedman thuộc Đại học Tufts cho hay: “Isoflavones - thành phần chính của đậu nành có các tính chất giống như estrogen - đã được chứng minh là làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư vú từ các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và phân tích dịch tễ học ở phụ nữ Đông Á bị ung thư vú. Chúng tôi thấy có mối liên hệ giữa lượng isoflavones cao hơn với việc giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân ung thư vú”.

Theo đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra lượng isoflavones (loại tự nhiên trong thực phẩm, chứ không phải isoflavones trong đậu phụ) của 6.235 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú tại Mỹ và Canada.

Trong thời gian theo dõi, trung bình khoảng 9 năm, những bệnh nhân ung thư vú tiêu thụ lượng isoflavones lớn giảm 21% tỷ lệ tử vong so với những bệnh nhân chỉ tiêu thụ một lượng nhỏ isoflavones. Những bệnh nhân có sự giảm nguy cơ tử vong này là những người bị ung thư vú thể nội tiết âm tính (hormone receptor-negative) và không dùng thuốc kháng estrogen như Tamoxifen. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ lượng isoflavones lớn không liên kết với tỷ lệ tử vong cao hơn ở những bệnh nhân đã được điều trị hormone. Mặt khác, tác giả nghiên cứu cũng lưu ý, vẫn có những tác động của isoflavones tương tự như estrogen có thể làm giảm hiệu quả của liệu pháp hormone trong điều trị ung thư vú.

Trước đó, nhiều chuyên gia đã khuyến cáo, nếu khẩu phần ăn của nữ ở tuổi trưởng thành có nhiều đậu nành (60gr đậu nành có khoảng 45mg isoflavones) có thể điều hòa tốt chu kỳ kinh nguyệt và hoạt tính của nội tiết tố entrogen nội sinh. Isoflavones còn ức chế men chuyển hóa nội tiết tố estrogen, tác động như chất chống oxy hóa khi tuổi già và phòng ung thư.

Chính vì vậy, giới khoa học cần có cái nhìn khách quan hơn và cần nhiều nghiên cứu sâu rộng hơn để chứng minh những lợi ích của đậu nành đối với sức khỏe con người, đặc biệt trong công cuộc phòng chống ung thư và kéo dài sự sống cho người mắc phải căn bệnh này.

Biết Tuốt H+ (Theo MNT)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất