Bệnh celiac là một bệnh lý đường ruột gây ra bởi tình trạng nhạy cảm với gluten
3 dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị bệnh Celiac (không dung nạp gluten)
Sống chung với bệnh Celiac
Người bệnh celiac có nguy cơ cao mắc bệnh động kinh
Cảnh giác với 7 hậu quả đáng sợ khi bị Celiac
Mắc bệnh Celiac làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, rung nhĩ
Bệnh celiac là gì?
Bệnh celiac là một bệnh lý đường ruột gây ra bởi tình trạng nhạy cảm với gluten, một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và láu mạch, dẫn đến viêm và bất sản niêm mạc ruột non. Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi.
Phản ứng này xảy ra trong ruột và kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tấn công, phá hủy niêm mạc ruột, ngăn cản không cho các chất dinh dưỡng được hấp thu vào cơ thể. Khi bị bệnh celiac, người bệnh thường có các biểu hiện tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng... nên rất dễ chẩn đoán nhầm với hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày.
Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ người mắc bệnh celiac không được thống kê một cách chi tiết, nhưng theo ước tính của các chuyên gia y tế, nó ảnh hưởng đến với tỷ lệ khoảng 1/141 người.
Hiện tại, người ta vẫn chưa xác định được tại sao một số người lại mắc bệnh này, trong khi những người khác thì không bị.
Sự liên quan giữa nhiễm trùng với bệnh celiac
Các nghiên cứu đã chỉ ra, các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh celiac. Cụ thể, một nghiên cứu năm 2013 cho thấy, sự có mặt của các kháng thể rotavirus có thể là nguyên nhân của sự khởi phát của bệnh celiac.
Tương tự, trong nghiên cứu về quan hệ mẹ và con ở Na Uy, kết quả cho thấy, những trẻ đã mắc 10, hoặc nhiều bệnh nhiễm trùng trước khi đến 18 tháng tuổi có nguy cơ bị bệnh celiac cao hơn nhiều so với trẻ em chỉ mắc 4 bệnh, hoặc ít hơn.
Tuy nhiên, để thu thập thêm thông tin chi tiết, nghiên cứu mới này đã nghiên cứu một nhóm trẻ sơ sinh có nguy cơ phát triển bệnh celiac và theo dõi chúng trong 6 năm.
Trong 373 trẻ sơ sinh ở Ý, nhóm nghiên cứu đã hiện có ít nhất một người thân bị bệnh celiac. Họ được theo dõi chặt chẽ trong 6 năm và được trải qua xét nghiệm máu 4 lần/6 tháng đầu và tiếp tục tiến hành 3 tháng/lần cho đến khi trẻ được 1 tuổi. Ở độ tuổi từ 1 đến 3, trẻ được xét nghiệm 6 tháng/lần. Sau đó, xét nghiệm 1 năm/lần cho đến khi trẻ 6 tuổi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, 6% trẻ em được chẩn đoán là mắc bệnh celiac ở tuổi lên 3; 13,5% ở tuổi 5, và 14% ở độ tuổi lên 6. Họ cũng phát hiện ra rằng, viêm dạ dày, nhiễm trùng đường hô hấp trong 2 năm đầu đời sẽ tăng gấp đôi nguy cơ phát triển bệnh celiac.
Viêm dạ dày, nhiễm trùng đường hô hấp trong 2 năm đầu đời sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh celiac
Dù nghiên cứu này chỉ được tiến hành trên quy mô nhỏ, nhưng nó cung cấp thêm nhiều bằng chứng về lý do bệnh celiac ngày một gia tăng. Nhóm nghiên cứu này cho rằng, họ cần có nhiều nghiên cứu liên quan về mối liên hệ giữa nhiễm trùng giai đoạn đầu và sự phát triển bệnh celiac hơn nữa.
Bình luận của bạn