Người lớn dễ gặp các biến chứng nguy hiểm khi bị thủy đậu
Những sai lầm “tự cổ chí kim” trong phòng và trị bệnh thủy đậu
5 điều không nên làm nếu mắc bệnh thủy đậu
Người bị thủy đậu nên ăn uống như thế nào?
Con tôi đã tiêm vaccine sao vẫn bị thủy đậu?
Thủy đậu tấn công cả người lớn
Thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước trên cơ thể. Tuy nhiên, đây là bệnh rất dễ gây nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não ít xảy ra. Bệnh thủy đậu xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ. Bệnh hay gặp vào mùa Đông Xuân. Đặc biệt, hiện nay do thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch là nguyên nhân khiến số ca mắc bệnh gia tăng.
Nếu như trước đây bệnh thủy đậu chỉ xảy ra phổ biến ở trẻ em thì năm nay có rất nhiều người lớn đã phải nhập viện vì mắc bệnh này. Từ đầu tháng 1 đến nay, Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận 24 trẻ nhập viện điều trị Bệnh thủy đậu. Tại khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện E (Hà Nội) trong 1 tháng đã tiếp nhận và điều trị hơn 20 ca mắc bệnh thủy đậu. Trong đó, nhiều ca bị thủy đậu ở Hà Nội là người lớn chứ không phải trẻ em.
Người lớn cũng có thể bị thủy đậu nếu chưa được tiêm phòng vaccine
Người lớn bị thủy đậu dễ bị biến chứng hơn
Trong khi trẻ em có thể khỏi bệnh dễ dàng thì tỷ lệ người lớn bị biến chứng thủy đậu lại khá cao. Tiêu biểu là tình trạng nhiễm trùng da, viêm mô tế bào, nhẹ thì lâu lành vết thương, để lại sẹo, nặng thì gây nguy hiểm tới tính mạng.
Ngoài ra, người lớn mắc bệnh thủy đậu còn có thể bị biến chứng viêm phổi, viêm não... Biến chứng viêm phổi hay gặp ở người lớn hơn là trẻ em và thường xuất hiện vào ngày thứ 3 - 5 sau khi mắc bệnh. Viêm phổi có thể diễn tiến nhẹ, hồi phục nhưng cũng có thể diễn tiến nặng dẫn tới suy hô hấp, phù phổi... và nguy hiểm tính mạng. Riêng trường hợp bị viêm não, tỷ lệ tử vong chiếm 5 - 20%, ngay cả khi được cứu sống vẫn có thể để lại di chứng nặng nề hoặc phải sống đời thực vật trong suốt tháng ngày còn lại. Phụ nữ mang thai bị thủy đậu có thể ảnh hưởng đến thai nhi: Dị dạng, sẹo ở da, não bộ phát triển kém… tuy nhiên tỷ lệ này là không nhiều.
Bà bầu bị thủy đậu, thai nhi có nguy cơ dị tật bẩm sinh
Phòng thủy đậu như thế nào?
Bệnh thủy đậu có thể phòng ngừa bằng vaccine. Vì vậy, người lớn và trẻ em chưa mắc bệnh nên tiêm phòng để giảm nguy cơ lây nhiễm. Đặc biệt đối với người có tiếp xúc với nguồn lây trong 3 ngày đầu vẫn có thể tiêm phòng vaccine phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Đa số người mắc chưa được tiêm vaccine phòng thủy đậu, tuy nhiên cũng có một số trường hợp đã tiêm vaccine rồi vẫn mắc bệnh. Bởi vì, trên thực tế, nếu đã được tiêm vaccine thủy đậu thì có khoảng 90% người có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ và thường là không bị biến chứng.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo mỗi người cần tiêm đủ 2 liều vaccine thủy đậu; Nếu bạn là người lớn và chưa mắc bệnh thủy đậu thì bạn nên tiêm vaccine thủy đậu để phòng ngừa bệnh.
Bình luận của bạn