Điều trị viêm mạch như thế nào?

Dị ứng thuốc có thể khiến bé bị viêm mạch quá mẫn

Trẻ tăng huyết áp, già dễ sa sút trí tuệ mạch máu

Dùng Nattokinase có phòng ngừa được đột quỵ tai biến mạch máu não không?

Phục hồi sức khỏe, ổn định bệnh tự miễn nhờ thảo dược thiên nhiên

Bị bệnh tự miễn nên bổ sung những loại vitamin nào?

Chào bạn!

Viêm mạch là tình trạng viêm các mạch máu. Viêm mạch gây ra những thay đổi trong thành của các mạch máu, bao gồm dày lên, suy yếu, thu hẹp và sẹo. Viêm mạch nặng có thể làm giảm lưu lượng máu đến mô và các cơ quan.

Theo các nhà khoa học, viêm mạch có thể là một bệnh tự miễn. Viêm mạch xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn coi các tế bào mạch máu là ngoại lai. Hệ thống miễn dịch sau đó tấn công những tế bào như thể chúng là một kẻ xâm lược, chẳng hạn như là vi khuẩn hoặc virus.

Có nhiều loại viêm mạch:

- Viêm động mạch tế bào khổng lồ (viêm động mạch thái dương): Thể bệnh này thường gặp ở người hơn 50 tuổi. Bệnh thường gây viêm các động mạch trong đầu, đặc biệt là động mạch thái dương. Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp là đau đầu, đau hàm khi nhai, nhìn mờ hoặc nhìn đôi.

- Viêm động mạch Takayasu: Thể bệnh này thường ảnh hưởng đến các động mạch lớn nhất trong cơ thể bao gồm động mạch chủ. Thể bệnh này hay gặp ở phụ nữ và trẻ em.

- Viêm nút quanh động mạch (Polyarteritis nodosa): Thể bệnh này ảnh hưởng đến các mạch máu vừa và nhỏ ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể bao gồm cả da, tim, thận, cơ và ruột.

- Bệnh Kawasaki: Còn gọi là hội chứng hạch bạch huyết và niêm mạc. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Dấu hiệu của bệnh: Sốt, phát ban ở da và viêm mắt.

- Viêm mạch quá mẫn: Dấu hiệu đầu tiên của viêm mạch quá mẫn là xuất hiện chấm đỏ trên da. Bệnh có thể bị kích hoạt bởi tình trạng dị ứng, đặc biệt là dị ứng thuốc.

- U hạt Wegener: Bệnh gây viêm các mạch máu trong mũi, xoang, họng, phổi và thận. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể là ngạt mũi, xoang mạn tính, chảy máu cam.

- Viêm mạch do các bệnh về khớp: Thể bệnh này gồm bệnh là lupus ban đỏ và viêm khớp dạng thấp.

Để xác định xem có bị viêm mạch không, bố bạn nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm. Các bác sỹ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ (làm sinh thiết) của mạch máu hoặc cơ quan bị ảnh hưởng như da, thận, phổi để tìm các dấu hiệu của viêm mạch.

Tuy nhiên trước khi làm sinh thiết, các bác sỹ có thể làm một số xét nghiệm khác như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu… để chấn đoán sớm bệnh viêm mạch.

Điều trị đặc hiệu cho viêm mạch phụ thuộc vào thể loại, độ nặng của bệnh và tình trạng sức khỏe của bố bạn. Mặc dù một số loại viêm mạch có thể tự khỏi nhưng một số loại khác vẫn cần điều trị.

Chúc bố bạn nhanh khỏi bệnh!

Tiến sỹ, bác sỹ Anthony Komaroff - Trường Y Harvard 

Tiến sỹ, bác sỹ Anthony Komaroff là Giáo sư y khoa tại Trường Y Harvard và biên tập viên của Harvard Health Letter.

Với kinh nghiệm, kiến thức y học và việc được tiếp cận với các nghiên cứu mới nhất đã giúp Tiến sỹ Komaroff giải đáp hàng ngàn câu hỏi từ bệnh nhân trong những năm qua.

Ông đã viết hơn 200 bài báo và chương sách giáo khoa và là biên tập viên cho các cuốn sách hướng dẫn chăm sóc y tế gia đình bán chạy nhất tại Mỹ.


Gia Hân H+ (Theo Ask Doctor K)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị