Căn bệnh lạ khó nhận biết nhưng dễ khiến trẻ tử vong

Nếu trẻ bị sốt kéo dài hãy đưa trẻ đi khám sớm

Trẻ bị nôn ra máu vì tùy tiện dùng thuốc hạ sốt

Xử trí co giật khi trẻ sốt cao

Uống aspirin hàng ngày: Mắc ung thư đại tràng, tim mạch như chơi!

Có nên uống aspirin liều thấp để phòng bệnh tim?

Triệu chứng của bệnh

Kawasaki còn được gọi là hội chứng da niêm mạc (mucocutaneous) hạch bạch huyết vì nó cũng ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết, da và màng nhầy bên trong mũi, miệng và cổ họng. Bệnh Kawasaki thường ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi, nhưng trẻ lớn hơn vẫn có khả năng mắc bệnh. Hiện nay các bác sỹ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh và cũng chưa có xét nghiệm đặc hiệu nào để chẩn đoán căn bệnh này. 

Trẻ bị Kawasaki thường bị phát bạn và kết mạc bị sung huyết

Vì không biết nguyên nhân gây bệnh nên không thể phòng ngừa được. Nếu trẻ sốt kèm theo phát ban nổi mẩn đỏ ở da, gia đình nên đưa bé đi khám ở bác sỹ chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Các triệu chứng của bệnh Kawasaki thường là:

- Sốt kéo dài trên 5 ngày

- Kết mạc mắt sung huyết, đỏ

- Môi, miệng, lưỡi sưng đỏ

- Bàn tay và bàn chân xuất hiện ban đỏ

- Phát ban trên cơ thể

- Sưng hạch bạch huyết ở cổ.

Bệnh có lây không?

Kawasaki không phải là bệnh truyền nhiễm vì vậy không thể lây từ trẻ này sang trẻ khác. Cũng rất hiếm trường hợp cả 2 trẻ trong một gia đình cùng mắc bệnh Kawasaki.

Bệnh Kawasaki gây tổn thương tim mạch

Bệnh Kawasaki gây viêm hoặc sưng các mạch máu nhỏ và vừa trên cơ thể, bao gồm cả động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim. Nếu không được điều trị, cứ 5 trẻ mắc bệnh Kawasaki sẽ có 1 trẻ bị các tổn thương mạch vành. Đối với hầu hết trẻ mắc bệnh, tổn thương này thường nhỏ và không kéo dài. Tuy nhiên ở một số trẻ, tổn thương có thể tồn tại cho tới khi trẻ trưởng thành, khiến cho thành động mạch vành trở nên yếu và hình thành túi phình động mạch. Các túi phình động mạch này rất nguy hiểm, chúng có thể cản trở máu chảy tới các cơ tim.

Trẻ bị Kawasaki dễ mắc bệnh mạch vành

Điều trị bệnh này như thế nào?

Trẻ mắc bệnh Kawasaki cần được điều trị tại bệnh viện. Tại đây, trẻ sẽ được sử dụng các thuốc để ngăn ngừa những tổn thương tại động mạch vành, bao gồm các globulin miễn dịch đường tiêm (IVIG) và aspirin (ASA). 

Nếu được điều trị, bệnh thường diến biến tốt hơn. Một số trẻ sẽ cần phải điều trị lần hai với IVIG hay những loại thuốc khác.

Globulin miễn dịch: Globulin miễn dịch được truyền tĩnh mạch cho trẻ để giảm tình trạng viêm, sưng đỏ của các mạch máu trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn có thể giúp hạ sốt và giảm phát ban; Giúp phòng ngừa các vấn đề về tim mạch. Khi trẻ sử dụng gamma globulin, thì cần tạm ngưng tiêm ngừa vaccine phòng bệnh ít nhất là 3 tháng kể từ khi dùng gamma globulin, đặc biệt là những vaccine sống như: Sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, bởi tiêm ngừa trong lúc này cũng không đem lại hiệu quả gì, vì gamma globulin đã làm giảm tác dụng của các vaccine.

Trẻ bị kawasaki có thể được điều trị bằng aspirin

Aspirin: Aspirin ban đầu được sử dụng cho trẻ bằng đường uống 4 lần/ngày. Ở liều cao, aspirin có thể giúp giảm đau, hạ sốt, chống viêm và phòng ngừa tắc động mạch vành. Nếu trẻ đang sử dụng aspirin thì nên tránh để trẻ mắc bệnh thủy đậu. Sử dụng aspirin khi đang mắc thủy đậu có thể gây ra hội chứng Reye (hội chứng gây ra bệnh lý não – gan) rất nguy hiểm. Trong trường hợp trẻ đang sử dụng aspirin mà có tiếp xúc với người bệnh hoặc đã bị mắc bệnh thủy đậu, cần thông báo cho bác sỹ ngay.

Hầu hết trẻ mắc bệnh có thể xuất viện sau một vài ngày điều trị. Bạn cũng vẫn phải đưa trẻ đến bác sỹ chuyên khoa, để tái khám, theo dõi định kỳ, bởi có thể bệnh sẽ tái phát, nhưng một số trường hợp bệnh diễn tiến âm thầm, mà người nhà của trẻ không hề hay biết. Đối với những trường hợp bệnh gây biến chứng, thì phải được theo dõi mạch vành, sử dụng thuốc chống đông máu, phải được chụp mạch vành để theo dõi theo sự chỉ định của bác sỹ.

Thanh Tú H+ (Theo aboutkidshealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ