Xét nghiệm máu ra bệnh gì?

Xét nghiệm máu còn giúp phát hiện sớm thai kỳ

Đi khám xét nghiệm những gì?

Tiền đái tháo đường: Làm sao để biết?

Phát hiện sớm bệnh viêm xương khớp nhờ xét nghiệm máu

Ung thư ở nữ giới: 10 xét nghiệm cần thiết

Xét nghiệm công thức máu
Là xét nghiệm dùng để tính số lượng tế bào của máu và là một trong những xét nghiệm được thực hiện nhiều nhất. Bác sỹ có thể cho bệnh nhân làm công thức máu vì nhiều lý do. Có thể đây là một phần của cuộc khám sức khỏe định kỳ hoặc dùng để tầm soát hoặc là một xét nghiệm dùng để theo dõi một số biện pháp điều trị nào đó. Nó cũng có thể được thực hiện để đánh giá dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân. Chẳng hạn như số lượng bạch cầu tăng có thể là dấu hiệu báo động có một trình trạng nhiễm trùng ở đâu đó của cơ thể, hoặc ít gặp hơn, đó có thể là dấu hiệu của một bệnh ác tính nào đó. Số lượng bạch cầu giảm có thể gợi ý một bất thường về tủy xương hoặc liên quan đến một số thuốc điều trị như các thuốc hóa trị. Hay số lượng hồng cầu giảm hoặc hermoglobin giảm có thể gợi ý đến một tình trạng thiếu máu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân gây tăng số lượng hồng cầu hay hermoglobin có thể xảy ra bao gồm những bệnh về tủy xương hoặc khi nồng độ oxy trong máu giảm. Số lượng tiểu cầu giảm có thể là do chảy máu kéo dài hoặc do một số bệnh khác. Ngược lại, số lượng tiểu cầu tăng bất thường có thể gợi ý đến một sự bất thường ở tủy xương hoặc một tình trạng viêm nặng. Trước khi làm xét nghiệm công thức máu, người bệnh không được ăn gì trong 12 giờ.
Xét nghiệm công thức máu được thực hiện bằng cách lấy một vài mililít máu trực tiếp từ tĩnh mạch người bệnh thông qua kim tiêm. Mẫu máu sau khi lấy sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích. Tại đây, các phép tính sẽ được thực hiện bằng một loại máy đặc biệt có khả năng phân tích những thành phần khác nhau của máu trong vòng chưa đến một phút. Các chỉ số trung bình trong một thể tích máu của công thức máu ở một người bình thường: 4.300 – 10.800 tế bào/mm3 bạch cầu; 4,2 – 5,9 triệu tế bào/cm3 hồng cầu; 150.000 – 400.000 tế bào/cm3 tiểu cầu. Nếu các chỉ số vượt ra ngoài khung trên là bất thường.
Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện sớm đái tháo đường, nhiễm trùng đường tiểu mạn tính, bệnh thận...
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu là một phần trong quy trình kiểm tra sức khỏe định kỳ. Xét nghiệm nước tiểu bao gồm quan sát đại thể nước tiểu (xem số lượng, màu sắc, độ trong), xét nghiệm bằng các que nhúng (so màu sắc thay đổi biểu hiện trên que nhúng với màu chuẩn quy định trên mẫu) và xét nghiệm vi thể nước tiểu (xem dưới kính hiển vi để tìm các tinh thể, trụ, tế bào vẩy, vi trùng và các tế bào khác).
Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp bác sỹ phát hiện một số bệnh như đái tháo đường, nhiễm trùng đường tiểu mạn tính, bệnh thận… căn cứ trên độ pH đậm đặc, hàm lượng đạm, đường, cetone, nitrite trong nước tiểu. Xét nghiệm nước tiểu cũng giúp cho kết luận chính xác những đối tượng co sử dụng heroin. Xét nghiệm nước tiểu cũng là một cách để thử xem có thai hay không.
Tùy theo từng quy trình lấy mẫu xét nghiệm riêng mà cần có những chuẩn bị khác nhau, nhưng thông thường là phải vệ sinh sạch bộ phận sinh dục ngoài và bỏ phần nước tiểu đầu (100 – 200ml) sau đó mới lấy nước tiểu. Các mẫu nước tiểu thường được lấy vào buổi sáng. Có nhiều cách lấy mẫu nước tiểu: Lấy nước tiểu giữa dòng (bệnh nhân tự lấy mẫu vào ống nghiệm theo hướng dẫn của kỹ thuật viên); lấy nước tiểu qua sonde niệu đạo (kỹ thuật viên sẽ dùng một sonde nhỏ đặt vào bàng quang để lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm vi trùng); lấy nước tiểu qua chọc hút bàng quang (kỹ thuật viên sẽ chọc hút bàng quang bằng xilanh). 
Xét nghiệm này được các bác sỹ quan tâm vì thể hiện được toàn bộ các chất trong thời gian dài, chính xác hơn, đặc biệt trong một số bệnh như viêm cầu thận, đái tháo đường, ung thư
Đo đường huyết có thể được thực hiện trên những người khỏe mạnh
Xét nghiệm đường huyết
Hay còn được gọi là đo đường huyết là xét nghiệm để xác định lượng glucose trong máu. Xét nghiệm này được dùng để phát hiện tình trạng tăng đường huyết cũng như hạ đường huyết, giúp chẩn đoán đái tháo đường và theo dõi lượng đường huyết ở những bệnh nhân đái tháo đường. Đo đường huyết có thể được thực hiện trên những người khỏe mạnh (qua khám định kỳ hoặc các chương trình khám sức khỏe cộng đồng) để tầm soát bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường vì đây là bệnh thường gặp và khởi đầu với rất ít triệu chứng. Việc tầm soát là rất quan trọng đối với những người có nguy cơ bị đái tháo đường, những người thừa cân, những người lớn hơn 45 tuổi. Đo đường huyết cũng có thể được thực hiện để chẩn đoán đái tháo đường trên những người có những triệu chứng tăng đường huyết, chẳng hạn như: khát nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, nhìn mờ, chậm lành vết thương. Hay những người có triệu chứng hạ đường huyết như vã mồ hôi, đói, run rẩy, bứt rứt, lơ mơ, nhìn mờ… Những bệnh nhân đái tháo đường cần phải theo dõi đường huyết thường xuyên, thường là vài lần mỗi ngày để xác định mức đường huyết của họ thấp hơn hay cao hơn mức bình thường và để xác định xem nên uống loại thuốc gì hay sử dụng insulin loại nào.
Nếu thử đường huyết cho mục đích tầm soát, thông thường cần phải nhịn đói ít nhất là 8 giờ trước khi thử. Những người đã được chẩn đoán là bị đái tháo đường, đang theo dõi mức độ đường huyết thường sẽ được xét nghiệm đường huyết cả lúc đói lẫn lúc no. Xét nghiệm dung nạp glucose đòi hỏi bạn phải nhịn đói ở lần thử đầu tiên sau đó uống một cốc nước có chứa một lượng đường xác định. Những mẫu thử tiếp theo sẽ được lấy trong những thời điểm nhất định.
Bác sỹ có thể cho lấy mẫu máu hoặc mẫu nước tiểu ngẫu nhiên. Một số bệnh nhân đái tháo đường có thể sử dụng máy theo dõi đường huyết liên tục, máy này có một cảm biến nhỏ để dưới da bụng và được cố định bằng băng dính. Cảm biến sẽ đo nồng độ glucose máu sau mỗi 5 phút và gửi kết quả đến một thiết bị nằm trong áo bệnh nhân. Một màn hình điện tử của thiết bị này sẽ cho biết nồng độ của đường huyết của người bệnh ở thời điểm hiện tại.
Chỉ số đường huyết lúc đói: Bình thường: 70 – 99mg/dl (3,9 – 5,5 mmol/l); Tiền đái tháo đường: 100 – 125 mg/dl (5,6 – 6,9 mmol/l); Đái tháo đường: từ 126 mg/dl (7,0 mmol/l) trở lên ở 2 lần thử khác nhau.

Khánh Hạ (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phòng bệnh chủ động