Muốn trẻ khoẻ mẹ phải biết cách chăm sóc bàn chân cho bé

Bí quyết chăm sóc bàn chân cho trẻ đề phòng nhiễm lạnh và bệnh đường hô hấp

Trẻ ho dẫn đến chán ăn? Hãy bổ sung ngay vitamin sau

Chanh + mật ong = Giảm viêm họng cho bé yêu

Nghe giọng con đoán trọng bệnh

5 cách hiệu quả giúp trẻ tránh xa cảm cúm

Theo Đông y, “lục phủ ngũ tạng” đều thu nhỏ trong lòng bàn chân. Đó cũng là nơi bắt đầu của ba “kinh túc tam âm” (Tỳ, Gan, Thận) và là nơi cuối cùng của “Kinh túc tam dương” (Vị, Mật, Bàng quang), có vai trò: Giúp nâng đỡ cơ thể vững vàng, di chuyển dễ dàng; Giúp cơ thể tiếp âm hàng ngày trong việc cân bằng cơ thể với môi trường sống; Tham gia vào quá trình vận hành khí huyết. Vì thế, những tác động nhỏ cũng có thể khiến bàn chân tổn thương, gây bệnh tật cho con người.

Theo Y học hiện đại, lớp mỡ dưới da bàn chân khá mỏng nên khả năng giữ ấm kém, hơn nữa khoảng cách từ bàn chân đến tim xa hơn các bộ phận khác khiến việc lưu thông máu bị cản trở. Chính vì vậy, bàn chân dễ bị nhiễm lạnh ngay cả trong thời tiết nóng. Khi đó, thông qua các phản xạ thần kinh, sẽ làm co mạch trên niêm mạc đường hô hấp, làm giảm lưu lượng máu và giảm khả năng kháng bệnh. Điều đó giải thích vì sao, kể cả trẻ nhỏ và người lớn chỉ cần lơ là chăm sóc đôi chân vào mùa Đông Xuân là có thể bị các bệnh, như: Viêm họng, cảm lạnh, ho, sổ mũi…

Dưới đây là một số chỉ dẫn giúp mẹ bảo vệ đôi chân cũng chính là bảo vệ sức khoẻ cho con:

Giữ ấm đôi bàn chân

Khi ở trong nhà, mẹ nên cho bé đi tất mỏng, chất liệu cotton và đi dép. Khi đi ngủ, nên cởi bỏ tất. Khi ra ngoài trời, nên cho bé đi tất dày, vừa vặn với chân, chất liệu cotton thoáng khí, nên chọn tất cao trên mắt cá chân. Chọn cho bé đôi giày vừa chân ngay cả khi đi tất dày. Nếu vào ngày mưa, nên chọn giày có thể chống thấm nước tốt.

Cho bàn chân vận động vừa phải

Ngồi lì một chỗ vào thời tiết lạnh khiến bé dễ bị tê chân hoặc chuột rút. Hãy cho bé chạy nhảy trong nhà hoặc tập thể dục vào buổi chiều (đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày). Đi bộ cũng là cách phòng bệnh mùa lạnh tự nhiên vì nó giúp cải thiện lưu thông máu cho bàn chân. Việc đặt áp lực lên đôi chân khi bạn đi bộ đã là một động tác để dồn lưu lượng máu trong các tĩnh mạch của bạn lên đôi chân.

Trong khi ngồi, các mẹ nên dặn trẻ co duỗi và xoa bóp bàn chân thường xuyên để máu lưu thông tốt hơn.

Hạn chế tiếp xúc với nước lạnh và hoá chất

Hoá chất như nước tẩy, bột giặt quần áo, nước lau nhà đậm đặc… đều có thể gây kích ứng làn da mỏng manh của trẻ, đặc biệt là lòng bàn chân. Cũng không nên cho bé nô nghịch với nước lạnh hay nước đá.

Massage bàn chân giúp lưu thông máu

Việc massage bấm huyệt với các động tác chính xác, lực bấm vừa đủ sẽ giúp cơ thể lấy lại trạng thái cân bằng, giúp trị bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu chưa được đào tạo bài bản về massage bấm huyệt, bạn có thể xoa bóp nhẹ cho chân theo cách sau: Vuốt từng ngón chân rồi đến khe ngón chân, bóp nhẹ mu bàn chân, day nhẹ vào lòng bàn chân, gót và mắt cá chân.

Ngâm chân bằng nước ấm và thảo dược

Cho bé ngâm chân với nước ấm, muối và các loại thảo dược (gừng, vỏ quế, hoa hồi…) khoảng 10 - 15 phút vào buổi tối vừa giúp diệt nấm, giúp bàn chân thơm tho, vừa phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả và giúp bé ngủ ngon hơn… Nếu thời tiết không quá lạnh, có thể cho bé ngâm chân trong nước ấm rồi sau đó cho vào nước mát để các mạch máu nở rộng vừa phải, kích thích lưu thông máu tốt hơn.

Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch bằng cách: Bổ sung vitamin C, dinh dưỡng đầy đủ, sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có thành phần bướm bạc, kha tử, mật ong, cam thảo, ImmuneGamma…

Biết Tuốt H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ