Biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là gì?

Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến đường thở

Bệnh nhân COPD: Chú ý chế độ dinh dưỡng

Giao mùa – Nỗi lo của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

COPD - “Sát thủ vô hình”

Làm xét nghiệm gì để phát hiện bệnh COPD?

Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm các bệnh gây ra các vấn đề dài hạn đến đường hô hấp. COPD bao gồm khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính, 2 dạng bệnh lý cũng tương tự như hen suyễn và một số hình thức của chứng giãn phế quản (gây sẹo bất thường trong đường hô hấp).

Hầu hết những người bị COPD có cả bệnh khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính do sự gia tăng các thiệt hại ở những túi khí trong phổi và viêm đường hô hấp ở phổi. COPD thường gây ra các triệu chứng khó thở như ho, thở khò khè, tăng tiết dịch đờm. Theo thời gian, nó cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

COPD và biến chứng tim

Những người bị COPD gặp khó khăn để cơ thể có thể lấy đủ oxy và thải carbon dioxide ra môi trường bên ngoài. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng mức độ thấp oxy trong máu (giảm oxy huyết) và mức độ cao của carbon dioxide (carbonic tăng).

Tình trạng giảm oxy và tăng carbonic kéo dài có thể dẫn đến suy hô hấp cấp tính, từ đó gây rối loạn nhịp tim (nhịp đập của tim). Ngoài ra, COPD có thể dẫn đến bệnh động mạch vành, là bệnh lý mà các mạch máu cung cấp máu mang theo chất dinh dưỡng, oxy cho tim sẽ trở nên cứng lại và bị thu hẹp.

Thiếu dưỡng khí cũng ảnh hưởng đến các mạch máu trong phổi (động mạch phổi) khiến chúng nhỏ lại. Vô hình chung, điều này có thể gây tăng huyết áp động mạch phổi, huyết áp cao trong phổi. Bởi vì tâm thất phải của tim bơm máu vào phổi qua động mạch phổi, tăng huyết áp động mạch phổi sẽ làm cho tâm thất phải bị căng thẳng, liên tục nở rộng và cuối cùng có thể làm cho tim bị suy.

COPD có thể gây ra biến chứng suy tim

Các biến chứng khác của COPD

Suy tim không phải là biến chứng duy nhất của COPD, các biến chứng nguy hiểm khác mà bệnh nhân cũng có thể mắc là:

Tràn khí màng phổi, ung thư phổi. Theo báo cáo trên Tạp chí Thoracic Oncology năm 2013, mặc dù ung thư phổi và COPD thường đi kèm với nhau nhưng COPD không trực tiếp gây ra bệnh ung thư. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, ung thư phổi ở những bệnh nhân COPD là do bệnh nhân có thói quen hút thuốc lá hàng ngày.

Trào ngược dạ dày thực quản. Nghiên cứu của Hàn Quốc được công bố trên tạp chí BMC Medicine Lung chỉ ra rằng, ít nhất 28% số người bị COPD bị trào ngược dạ dày thực quản. Điều nguy hiểm là, trào ngược dạ dày thực quản có thể làm trầm trọng các triệu chứng COPD đang có cho bệnh nhân.

Loãng xương hoặc thiếu xương (mật độ xương thấp nhưng chưa được coi là loãng xương). Tuổi tác và thói quen hút thuốc là yếu tố gây loãng xương ở bệnh nhân COPD. Bên cạnh đó, các triệu chứng kéo dài của COPD, tình trạng viêm, thiếu hụt vitamin D và sử dụng corticosteroid cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân có nguy cơ mất mật độ xương và bị loãng xương cao hơn người bình thường. Trong một nghiên cứu của Tạp chí Respiratory Medicine, các nhà khoa học phát hiện, có tới 68% bệnh nhân COPD bị loãng xương hoặc thiếu xương.

Suy dinh dưỡng. Những người bị COPD thường có vấn đề về trọng lượng và khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Theo một bài báo được viết trên Tạp chí Parenteral and Enteral Nutrition năm 2014, 11% bệnh nhân COPD bị suy dinh dưỡng, một tỷ lệ cao hơn so với các bệnh lý khác như trầm cảm, bệnh tim mạch vành và mất trí nhớ.

Biến chứng thần kinh của bệnh COPD

Bệnh nhân COPD hay gặp khó khăn với các hoạt động bình thường hàng ngày, chẳng hạn như mang vác vật nặng và đi bộ lên cầu thang. Hơn nữa, khảo sát của Tạp chí Sleep vào năm 2002 cho thấy, gần 30% trong số họ bị mất ngủ mạn tính.

Những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và đưa những người bị COPD có nguy cơ cao đối với bệnh lý tâm thần, bao gồm: Phiền muộn, lo lắng, bệnh tâm thần hoảng loạn và chứng sợ khoảng rộng không gian (Cảm thấy sợ hãi khi ở trong không gian rộng rãi như phòng trống).

Trên thực tế, Tạp chí Chronic Obstructive Pulmonary Disease chỉ ra rằng, có khoảng 40% số bệnh nhân COPD có biểu hiện trầm cảm nặng hoặc trầm cảm lâm sàng và 55% bệnh nhân COPD đã được chẩn đoán là rối loạn tâm thần, theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Respiratory Medicine. 

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp