Empty
Empty

Đã đến lúc phải nói với những đứa trẻ về biến đổi khí hậu, về những tác động của biến đổi khí hậu với cuộc sống của chúng trong tương lai không xa… là nhận định của không ít các nhà nghiên cứu khí hậu và giáo dục được nêu ra tại Diễn đàn Kinh tế thế giới đang diễn ra. Những đứa trẻ cần hiểu về những tác động mà chúng sẽ phải chịu nếu các hành động về khí hậu không được thúc đẩy. Và trẻ en cũng cần hiểu, chỉ cần những hành động nhỏ, góp tay ủng hộ ngay từ bây giờ sẽ giúp tương lai của chúng tươi sáng hơn đến thế nào.

Thực tế, thiên tai ảnh hưởng không nhỏ tới trẻ em. Hàng năm, trẻ được chứng kiến tác động của lũ lụt, cháy rừng, hạn hán, bão và siêu bão đến đời sống của gia đình chúng và cộng đồng quanh đó. Hơn thế nữa, trẻ em cũng sẽ cùng người lớn trải qua những ngày nắng nóng, nhiệt độ liên tục xô đổ các kỷ lục, tháng sau nóng hơn tháng trước, năm sau nóng hơn năm trước. Đó là hình ảnh của biến đổi khí hậu và nó sẽ còn tồn tại trong tương lai.

Theo các nhà nghiên cứu, nếu không hành động, hành tinh này sẽ biến đổi nhiều hơn nữa trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn nữa. Nhưng nếu hành động ngay từ lúc này, những đứa trẻ có thể tránh được những tác động tồi tệ nhất. Và hãy cùng khám phá hai kịch bản tương lai tốt và xấu.

Empty
Empty

Để chia sẻ với một đứa trẻ, bạn không thể ngay lập tức nhồi mọi thứ “đao to búa lớn” vào đầu chúng. Đầu tiên, hãy để chúng làm quen với những thứ quen thuộc quanh nhà.

Hãy thử để những đứa trẻ quan sát xung quanh căn nhà của mình. Chúng sẽ thấy, đèn, tủ lạnh hay bất cứ thiết bị nào cũng chạy bằng điện. Ngay như cái điện thoại hay tivi mà lũ trẻ đang dùng đều cần năng lượng điện. Trong hầu hết lịch sử loài người, con người sống không cần đến điện. Nhưng kể từ cuối những năm 1800, điện đã trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống hiện đại. Người Mỹ hiện sử dụng điện nhiều gấp 13 lần so với những năm 1950. Điện cho mỗi nhà được lấy từ đường dây điện chạy dọc phố. Chúng dẫn đến một nhà máy điện - một phần nhỏ trong mạng lưới năng lượng rộng lớn giúp ngôi nhà, doanh nghiệp và nhà máy của chúng ta hoạt động.

Chúng ta đã sản xuất điện bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí đốt tự nhiên. Những chất này cũng cung cấp hầu hết năng lượng được sử dụng để tạo nhiệt và hầu như mọi thứ khác mà con người tạo ra. Ước tính, con người sử dụng gần 7 tỷ tấn than mỗi năm và khoảng 100 triệu thùng dầu và các nhiên liệu lỏng khác mỗi ngày.

Empty

Nhiên liệu hóa thạch hình thành sâu dưới lòng đất từ tàn tích của thực vật và động vật cổ đại. Khi chúng ta khai thác chúng và sử dụng chúng để tạo ra năng lượng, chúng ta giải phóng carbon thời tiền sử vào không khí dưới dạng carbon dioxide và methane. Những khí nhà kính này hoạt động như một tấm chăn che phủ khiến trái đất không thể tỏa nhiệt và năng lượng mặt trời làm ấm hành tinh. Khí thải do con người gây ra đã khiến khí hậu nóng hơn so với thế kỷ trước. Và chúng ta vẫn tiếp tục sản xuất nhiều hơn.

Chưa kể, khi đốt nhiên liệu hóa thạch, chúng ta cũng tạo ra các chất ô nhiễm có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Những chất gây ô nhiễm này gây tổn hại nhiều nhất đến cộng đồng những người có thu nhập thấp – những người thường sống gần các nguồn ô nhiễm do điều kiện thu nhập. Bên cạnh đó, sự phát triển của giao thông vận tải với các phương tiện sử dụng năng lượng hóa thạch càng khiến chất ô nhiễm có hại và khí nhà kính tăng lên. Nhìn chung, giao thông vận tải tạo ra hơn 1/3 lượng khí thải carbon dioxide trên thế giới.

Khí nhà kính cũng đến từ những nguồn ít rõ ràng hơn như các khối nhà bê tông chọc trời, những vỉa hè được lát phẳng phiu. Xi măng được sử dụng để kết nối trong các công trình xây dựng này và xi măng được tạo ra bằng cách nghiền và nung đá vôi, đòi hỏi năng lượng và giải phóng carbon dioxide. Xi măng, thép và các ngành công nghiệp khác chiếm khoảng 20% lượng khí thải toàn cầu.

Những gì chúng ta ăn cũng là tác nhân gây khí nhà kính. Bò và các loại gia súc khác thải ra khí nhà kính khi chúng ợ, xì hơi và ị. Khí cũng rò rỉ từ các cánh đồng trồng trọt. Ở một số nơi - như Rừng nhiệt đới Amazon, người ta chặt cây để làm đất canh tác. Và điều này giải phóng một lượng lớn carbon được lưu trữ trong gỗ và đất. Trên toàn cầu, nông nghiệp và các cách sử dụng đất khác chiếm khoảng 1/4 tổng lượng khí thải nhà kính.

Empty

Nếu chúng ta tiếp tục như thế này, hành tinh này sẽ tiếp tục nóng lên và những tác động của biến đổi khí hậu sẽ tệ hơn, cuộc sống sẽ trở nên khó khăn hơn với con người và cả sinh vật sống khác.

Khi đó, hầu hết các nơi trên Trái Đất sẽ nóng hơn. Trường học và thể thao sẽ bị hủy trong những đợt nắng nóng dữ dội. Nhiệt độ cao thậm chí có thể gây tử vong cho những nhóm người dễ bị tổn thương như người già và những người làm việc ngoài trời.

Sự thay đổi thời tiết sẽ khiến chúng ta khó trồng trọt hơn. Ở một số nơi, nguồn cung cấp nước sẽ cạn kiệt. Nhiều người sẽ rời bỏ nhà cửa để tìm kiếm nơi sống tốt hơn, và người nghèo sẽ phải chịu đau khổ nhiều hơn người giàu. Điều này đã và đang xảy ra ngày hôm nay.

Nhiệt độ cực cao và hạn hán sẽ khiến cháy rừng trở nên nguy hiểm hơn. Nhiều người trong chúng ta sẽ phải tiếp xúc với khói độc hại. Hai tuần cháy rừng ở Los Angeles (Mỹ) là một ví dụ. 18.000 căn nhà bị phá hủy, hàng nghìn người mất nơi cư trú. Tác hại không chỉ tới từ những thiệt hại vật chất hay sức khỏe – như chấn thương, bỏng, tổn thất tinh thần…, mà còn tới từ những căn bệnh lâu dài sau này – như các nhà phân tích đã nói tới.

Empty

Nhiều loài thực vật và động vật sẽ phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống và các mối đe dọa khác từ con người.

Khi các sông băng và tảng băng tiếp tục tan chảy, mực nước biển dâng cao sẽ nhấn chìm nhiều cộng đồng ven biển, khiến hàng trăm triệu người trên toàn thế giới phải di dời vào cuối thế kỷ này.

Nước biển sẽ “chua” hơn khi hấp thụ carbon dioxide từ không khí. Nước cũng sẽ tiếp tục nóng hơn, điều này sẽ có lợi cho một số loài động vật biển nhưng lại gây hại cho những loài khác - bao gồm nhiều loài mà con người phụ thuộc vào để lấy thức ăn.

Các rạn san hô có khả năng sẽ biến mất.

Nghe có vẻ tệ thật. Nhưng không nhất thiết phải như vậy! Vẫn còn thời gian để lựa chọn một con đường khác. Mặc dù khoa học có thể đã được giải quyết, nhưng tương lai thì chưa.

Empty
Empty
Empty

Chúng ta khó có thể đảo ngược mọi thứ. Nhưng trong Tương lai tươi sáng, tác động của biến đổi khí hậu sẽ chậm hơn và ít cực đoan hơn, do đó thiên nhiên và xã hội có thể thích nghi dễ dàng hơn. Ví dụ, chính phủ có thể giúp di chuyển các cộng đồng ven biển vào sâu hơn trong đất liền, nơi họ sẽ an toàn hơn trước lũ lụt.

Các quốc gia giàu có hơn - có tác động lớn nhất đến biến đổi khí hậu, sẽ giúp các quốc gia nghèo hơn ứng phó với những tác động này.

Trong Tương lai tươi sáng vẫn sẽ có những vụ cháy rừng lớn và mùa màng thất bát, nhưng ít thường xuyên hơn. Chúng ta có thể bảo vệ rừng và trồng nhiều cây hơn, những cây này sẽ hút một ít carbon từ không khí khi chúng phát triển. Những người dân bản địa có kiến thức sinh thái sâu sắc có thể trở thành người hướng dẫn tận tình cho mỗi chúng ta trong việc phát triển cây xanh.

Empty

Trong Tương lai tươi sáng, con người cũng có thể ăn uống khác đi. Nhiều người có thể ăn ít thịt hơn so với hiện tại. Và các trang trại của chúng ta có thể trồng các loại cây trồng phù hợp với khí hậu mới và sử dụng các phương pháp canh tác bền vững.

Sự chuyển đổi sẽ tác động đến mọi mặt của xã hội, bao gồm cả ngành công nghiệp. Cùng với sự phát triển của công nghệ, chúng ta có thể phát minh ra các loại bê tông “xanh”, thải ra ít carbon dioxide hơn. Chúng ta sẽ sống và làm việc trong các tòa nhà tiết kiệm năng lượng được làm bằng vật liệu bền vững như gỗ và đá địa phương.

Trong Tương lai tươi sáng, chúng ta sẽ di chuyển bằng xe chạy bằng điện và nhiên liệu sạch hơn, thay vì xăng và dầu diesel. Điều này cũng sẽ cải thiện chất lượng không khí ở nhiều cộng đồng. Người dân trong các thành phố được khuyến khích đi lại bằng phương tiện công cộng và xe đạp. Máy bay vẫn thải ra một ít carbon dioxide, nhưng chúng ta có thể bay ít hơn.

Empty

Ánh sáng mặt trời, gió và các nguồn năng lượng tái tạo khác sẽ cung cấp điện mà không tạo ra thêm khí nhà kính. Chúng ta có thể lưu trữ thêm năng lượng để đèn vẫn sáng ngay cả khi trời nhiều mây hoặc không có gió.

Chúng ta đã biết cách thực hiện những thay đổi này và trên thực tế, chúng đã diễn ra ở nhiều nơi - chỉ là không đủ nhanh. Đó là vì những thách thức lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt không phải là về khoa học, mà là về con người.

Và, nếu chúng ta muốn Tương lai tươi sáng trở thành tương lai thực sự, chúng ta cần lựa chọn!

Empty
Empty
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sức khỏe môi trường