Về vấn đề thực phẩm “bẩn” không an
toàn, sử dụng chất độc hại, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho
rằng: “Ngộ độc chỉ là một phần bề nổi. Cái chính là nhiễm độc mãn tính,
ảnh hưởng ngấm ngầm đến sức khỏe lâu dài và giống nòi”.
Người đứng đầu Bộ Y tế dẫn bức xúc của
người dân, đánh giá: “Bây giờ ra chợ không biết mua gì, không ăn cũng
chết mà ăn vào cũng sợ chết dần, chết mòn”. Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát coi việc đầu độc trong thực phẩm là tội ác.
Bộ trưởng Cao Đức Phát coi việc đầu độc trong thực phẩm là tội ác. (Ảnh: Lòng lợn thối nhập từ Trung Quốc sẽ trắng muốt sau khi tẩm ướp hóa chất)
Bộ trưởng Cao Đức Phát coi việc đầu độc trong thực phẩm là tội ác. (Ảnh: Lòng lợn thối nhập từ Trung Quốc sẽ trắng muốt sau khi tẩm ướp hóa chất)
“Chúng ta không thể chấp nhận được một
người kiếm lợi trên lưng của rất nhiều người khác, ở đây cụ thể là sức
khỏe của nhiều người. Việc đưa hóa chất độc hại, không được phép, vượt
quá quy định vào thực phẩm là tội ác. Chúng ta phải xử lý như tội ác chứ
không thể xử lý như vi phạm thông thường”, người đứng đầu Bộ NN-PTNT
nói.
Ông Phát cho rằng với các vi phạm về VSATTP nếu xử lý vi phạm hành chính vẫn không chấn chỉnh thì phải đóng cửa, vi phạm nghiêm trọng thì phải xử lý hình sự. Các Bộ trưởng đã dẫn chứng về vụ ngộ độc rượu nếp 29 Hà Nội khiến 6 người tử vong, tại Quảng Ninh vào đầu tháng 12/2013.
Ông Phát cho rằng với các vi phạm về VSATTP nếu xử lý vi phạm hành chính vẫn không chấn chỉnh thì phải đóng cửa, vi phạm nghiêm trọng thì phải xử lý hình sự. Các Bộ trưởng đã dẫn chứng về vụ ngộ độc rượu nếp 29 Hà Nội khiến 6 người tử vong, tại Quảng Ninh vào đầu tháng 12/2013.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
nhấn mạnh, hành vi sản xuất, pha chế rượu bằng cồn công nghiệp như vậy
quá sức vô lương tâm. Dẫn lại những hiện tượng đã từng xảy ra trước đây
tại Hà Nội như cốm nhuộm phẩm màu hay vụ phát hiện hơn chục xe tải nước
ngọt mà thành phần chỉ là nước lã pha đường hóa học, hóa chất tạo màu,
mùi (thậm chí có chất gây ung thư trong đó)… Bộ trưởng Y tế khái quát về
tính phức tạp của địa bàn quản lý là Hà Nội cũng như các thành phố lớn.
Tại cuộc họp giao ban trực tuyến, phân trần vấn đề quá phức tạp,
ngay cả các nước lớn, các nước phát triển cũng phải đối mặt nên không
thể chỉ Bộ Y tế hay liên ngành 3 Bộ Y tế - NN&PTNT - Công Thương có thể
giải quyết được, Bộ trưởng Tiến đặt vấn đề, quan trọng là hướng xử lý
thế nào, xử phạt thế nào để trừ tận gốc… người làm bậy.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh quan điễm xử phạt nặng như Thứ trưởng Tài
chính Nguyễn Thị Minh nêu ra cộng với việc công bố công khai tên tuổi,
thông tin về sản phẩm, cơ sở vi phạm để người tiêu dùng có thể nhận
biết, tẩy chay. Cách thức này, tới đây Bộ Y tế sẽ áp dụng thử trên lĩnh
vực dược phẩm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận xét, ai
cũng thể hiện nhận thức sâu sắc về vấn đề nhưng thước đo sự sâu sắc phải
biểu hiện bằng hành động cụ thể, quyết liệt. Phó Thủ tướng nhắc yêu cầu
3 Bộ liên ngành hoàn thành ngay thông tư hướng dẫn để trong tuần tới
phải “trả nợ” được. Phó Thủ tướng tán thành quan điểm “bêu tên” đơn vị
vi phạm để cơ sở, doanh nghiệp vi phạm không bán được hàng, phải tự…
dẹp.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý
Bình luận của bạn