Bộ Y tế: Địa phương giãn cách xã hội phải ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường xét nghiệm để bóc tách F0 khỏi cộng đồng - Ảnh: Nhandan

Số ca mắc COVID-19 giảm, Hà Nội xem xét nới lỏng một số dịch vụ sau ngày 15/9

Đầu tư hệ thống cung cấp oxy y tế không chỉ để cứu bệnh nhân COVID-19

Đông Nam Á "vật lộn" với biến thể Delta, Isarel chuẩn bị tiêm mũi vaccine thứ 4

Hà Nội tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine diện rộng

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và còn có thể kéo dài ở nhiều nơi. Biến chủng Delta vẫn đang hoành hành với tốc độ lây nhiễm và khả năng phát tán mầm bệnh rất cao.

Với việc thực hiện giãn cách, tăng cường giãn cách và quyết tâm dập dịch, một số tỉnh, thành phố trên cả nước đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên ngần đó vẫn là không đáng kể, nhất là khi nhiều nơi vẫn còn có những tồn tại như thực hiện chưa nghiêm việc giãn cách, chưa xác định được mục tiêu, phạm vi, thời gian, các giải pháp kiểm soát dịch, nhất là công tác xét nghiệm, dẫn đến phải thực hiện giãn cách kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã hội.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội phải xác định được phạm vi, quy mô giãn cách theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể (thôn, xóm, tổ, ấp, khu phố…). Xác định mục tiêu thực hiện giãn cách là phải kiểm soát dịch nhanh nhất có thể và triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp như thực hiện giãn cách; đảm bảo lương thực thực phẩm cho người dân; triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp về y tế như xét nghiệm, điều trị, tiêm chủng... 

Bên cạnh việc xác định phạm vi và quyết liệt thực hiện giãn cách, Bộ Y tế cũng khẳng định thần tốc xét nghiệm là then chốt, quan trọng nhằm sớm kiểm soát dịch. Các địa phương tập trung lực lượng lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao; chia nhỏ điểm lấy mẫu, tổ chức nhiều đội lấy. Đối với các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao phải xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn 3 lần trong 7 ngày, ưu tiên sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để bóc tách ngay các trường hợp F0 nhằm cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời.

Các địa bàn còn lại, thực hiện xét nghiệm từ 5-7 ngày/lần; thực hiện việc gộp mẫu theo điều kiện thực tiễn, theo hộ gia đình, phòng ở và các hộ liền kề, dứt điểm theo từng địa bàn và đảm bảo không để lây nhiễm chéo khi thực hiện lấy mẫu.

Bộ Y tế lưu ý thực hiện liên tục việc đánh giá nguy cơ để quyết định việc giãn cách và nới lỏng giãn cách. Việc nới lỏng giãn cách phải thực hiện từng bước, chắc chắn và phải tiếp tục xét nghiệm tầm soát theo hướng dẫn.

Đức Bình+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin