Bộ Y tế tổng kết hoạt động y tế tháng 12/2023

Buổi gặp mặt được chủ trì bởi ông Hà Anh Đức - Chánh Văn phòng Bộ Y tế - Ảnh: Suckhoedoisong

Giải pháp của Bộ Y tế để giải quyết tình trạng thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Nhiều nước gia tăng bệnh đường hô hấp, Bộ Y tế khuyến cáo phòng dịch

Bộ trưởng Y tế giải trình các vấn đề tồn tại của ngành y

Bộ Y tế "nhắc" giám sát và phát hiện sớm ca bệnh đậu mùa khỉ

Trong buổi tổng kết hoạt động, Bộ Y tế đã đưa ra một số hoạt động chính sau:

Hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12/2023)

Ngày 7/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hàng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của LHQ trong lĩnh vực này và điểm đặc biệt là nghị quyết này do Việt Nam đề xuất.

Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo. Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão, đô thị hóa… tạo thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan và bùng phát. Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, các đại dịch nói chung đang tăng dần tần suất xuất hiện.

Quán triệt quan điểm phòng bệnh từ sớm, từ xa, chủ động hạn chế dịch bệnh bùng phát, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các đại dịch hoặc các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh trong tương lai, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Y tế xây dựng, lên kế hoạch hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh năm 2023 nhằm nâng cao ý thức cho người dân; Tăng cường sự tham gia của các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương và cộng đồng trong việc sẵn sàng phòng, chống dịch bệnh.

Cụ thể, kế hoạch hưởng ứng sẽ bao gồm các hoạt động sau:

- Lễ mít tinh quốc gia hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh với chủ đề ““Toàn dân, toàn xã hội tham gia phòng, chống dịch bệnh”. Buổi lễ dự kiến sẽ diễn ra vào sáng ngày 23/12/2023 tới đây tại Hà Nội.

- Tổ chức các buổi toạ đàm, họp báo, triển lãm… nhằm truyền thông hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh.

- Tổ chức các hội thảo chuyên đề tại Hà Nội và TP.HCM.

- Lồng ghép chủ đề, thông điệp hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2023 trong kế hoạch hoạt động của các đơn vị.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế về phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương, đơn vị.

Công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp

Hiện nay đang trong giai đoạn vào mùa Đông - Xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là nguyên nhân xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp như cúm, sởi, rubella, ho gà... và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm.

Người dân cần chú ý phòng, chống các bệnh lây truyền qua đường hô hấp trong mùa Đông - Xuân

Người dân cần chú ý phòng, chống các bệnh lây truyền qua đường hô hấp trong mùa Đông - Xuân

Thời điểm cuối năm cũng là lúc nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, có thể làm gia tăng số ca mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhất là với nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em, người có sức đề kháng yếu, người cao tuổi có bệnh lý nền…

Để phòng, chống các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, người dân cần tiếp tục chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như sau:

- Đeo khẩu trang tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng và tại các địa điểm tập trung đông người.

- Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; Súc miệng, họng bằng nước súc miệng; Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.

- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, tập thể dục, nâng cao thể trạng.

- Thực hiện ăn chín, uống chín; Đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm.

- Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, sốt, khó thở… Khi có dấu hiệu mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Những điểm mới của Nghị định số 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của luật bảo hiểm y tế

Theo đại diện từ Bộ Y tế, Nghị định số 75/2023/NĐ-CP đã có các quy định mang tính đột phá, gỡ được các “nút thắt” vướng mắc trong cơ chế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế để tạo thuận lợi cho công tác khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

Nghị định cũng bổ sung đối tượng và hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế, sửa đổi mức hưởng bảo hiểm y tế và tăng cường vai trò, trách nhiệm của bộ, ngành, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm y tế.

Về thực trạng và hướng giải quyết tình trạng thiếu hụt vaccine tiêm chủng mở rộng

 

Sáng 14/12/2023, Bộ Y tế đã tổ chức tiếp nhận, thông báo kế hoạch tổ chức tiêm chủng 490.600 liều vaccine DPT-VGB-Hib (SII) do Chính phủ Australia viện trợ. Quán triệt tinh thần tại Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 10/7/2023 của Chính phủ, Bộ Y tế đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị, địa phương, phối hợp các Bộ, ban ngành liên quan để sớm có vaccine phục vụ cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR).

Tối ngày 15/12/2023, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương sẽ nhận số vaccine này và thực hiện kế hoạch phân bổ cho 63 tỉnh, thành phố tổ chức tiêm chủng vaccine 5 trong 1 từ tháng 12/2023. Dự kiến số vaccine này đủ sử dụng từ 1 - 2 tháng tới.

Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch phân bổ vaccine theo nhu cầu và hướng dẫn các địa phương triển khai theo thứ tự ưu tiên, cụ thể như sau:

- Thứ nhất, ưu tiên vaccine được phân bổ để tiêm chủng trẻ chưa được tiêm mũi 1 vaccine 5 trong 1. Ưu tiên trước cho trẻ có nhóm tuổi nhỏ nhất (từ 2 tháng tuổi), rồi mới đến những trẻ có tháng tuổi lớn hơn, bao gồm cả những trẻ trên 12 tháng tuổi.

+ Thứ hai, tiến hành tiêm trả mũi 2, mũi 3 cho những trẻ chưa đuợc tiêm đủ 3 mũi vaccine 5 trong 1, bao gồm cả trẻ trên 12 tháng tuổi.

Vaccine sẽ được cung ứng tới 63 tỉnh/thành phố, đặc biệt cho các tỉnh miền múi, vùng sâu vùng xa.

PGS.TS. Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: “Chúng tôi ghi nhận tình trạng thiếu vaccine trên quy mô toàn quốc, đặc biệt là với loại vaccine 5 trong 1. Việc tiêm chậm, tiêm muộn chắc chắn là điều chúng ta không mong muốn. Trong thời gian tới, việc tiến hành tiêm bù, tiêm vét cho các bé chưa được tiêm chủng đủ sẽ là nhiệm vụ trọng tâm trong quý I/2024. Với câu hỏi tiêm chậm có gây ra vấn đề gì cho các bé ở lứa tuổi cao hơn không, câu trả lời là vaccine 5 trong 1 hoàn toàn có thể tiêm được cho trẻ trên 12 tháng tuổi, miễn là các cháu đạt được đủ miễn dịch sau 3 liều”.

Ngoài hình thức tiêm chủng sử dụng vaccine là tiêm chủng bắt buộc (TCMR và tiêm chủng chống dịch) do ngân sách Nhà nước chi trả, người dân có thể tiếp cận với nhiều loại vaccine tiêm chủng dịch vụ do cá nhân, tổ chức tự chi trả.

Vi Bùi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội