Bộ trưởng Y tế giải trình các vấn đề tồn tại của ngành y

Bộ trưởng Đào Hồng Lan khẳng định, việc tập trung giải quyết các kiến nghị của cử tri, nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của Bộ Y tế

Y tế tuần: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương có Viện trưởng mới

Chương trình hành động phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

Bộ Y tế "nhắc" giám sát và phát hiện sớm ca bệnh đậu mùa khỉ

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nắng, rét về đêm và sáng

Bộ Y tế xây dựng cơ chế hoàn tiền cho người hưởng BHYT tự mua thuốc

Vai trò giấy chuyển viện vẫn cần thiết

Về kiến nghị bỏ giấy chuyển viện, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định: "Vai trò giấy chuyển viện rất cụ thể, ghi rõ tình trạng lịch sử điều trị cũng như bệnh án, nên khi chuyển tuyến dù là giấy hay điện tử cũng rất cần thiết".

Luật Khám, chữa bệnh hiện hành chia làm 3 cấp chuyên môn, đảm bảo các cấp nào được khám chữa bệnh đến mức độ nào, căn cứ khả năng đáp ứng của cơ sở và tình trạng người bệnh. Bộ trưởng thông tin, hiện việc chuyển tuyến được chia làm 2 luồng:

- Từ tuyến dưới lên tuyến trên nếu cơ sở không đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh cho người dân.

- Từ tuyến trên xuống tuyến dưới khi bệnh tật ổn định, đảm bảo công tác điều trị lâu dài.

Tuy nhiên, để giảm thủ tục hành chính Bộ Y tế sẽ tiếp thu và đang tập trung sử dụng việc chuyển tuyến điện tử, giải tỏa khó khăn cho người dân.

Đề nghị mức phụ cấp cao nhất với cán bộ y tế cơ sở  

Liên quan đến kiến nghị của cử tri về chính sách đối với cán bộ dân số, Bộ trưởng Đào Hồng Lan thông tin, việc triển khai thực hiện Kết luận số 25 của Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2023 về việc triển khai thực hiện các chế độ ưu đãi đối với cán bộ làm công tác y tế dự phòng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, cán bộ dân số không nằm trong đối tượng tại Nghị định số 05 này.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng, trong thời gian qua, việc thực hiện chính sách của địa phương có nhiều nơi bố trí cán bộ dân số làm công tác khác nhưng không được hưởng các chế độ phụ cấp theo quy định. Bộ đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh rà soát lại để đảm bảo đúng vị trí việc làm, đúng chức danh. Trong trường hợp phải làm các nhiệm vụ y tế khác thì phải đảm bảo phụ cấp.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho biết, sắp tới sẽ triển khai cải cách tiền lương, các cơ quan ban ngành cần quan tâm hơn nữa tới chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, trong đó có đội ngũ làm công tác dân số, tạo mức phụ cấp cao nhất theo quy định để đảm bảo đội ngũ y tế có đủ điều kiện làm việc.

Địa phương cần trao quyền cho cơ sở y tế trong mua sắm, đấu thầu

Từ đầu năm tới nay, các nghị quyết của Quốc hội đã tháo gỡ nhiều vướng mắc về nguồn cung thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế cũng như cơ chế chính sách mua sắm. Tuy nhiên, ngành y tế vẫn ghi nhận vấn đề thiếu thuốc, trang thiết bị y tế tại cơ sở.

Liên quan tới vấn đề này, Bộ trưởng lý giải, hiện nay vấn đề mua thuốc có 3 nơi đảm nhận: Bộ Y tế đấu thầu tập trung cấp quốc gia (chiếm 16-18%); các tỉnh đấu thầu tập trung và các cơ sở y tế trực tiếp chủ động đấu thầu. 

Về phía Bộ, từ tháng 8 đến tháng 10, Bộ liên tục có những văn bản đề nghị các nơi tổng hợp lại những vấn đề còn vướng mắc để tiếp tục trình các cấp có thẩm quyền tiếp tục tháo gỡ. Bộ đã phân cấp toàn diện cho các cơ sở thuộc Bộ đảm nhiệm việc mua sắm.

Còn tại địa phương, nguyên nhân thứ nhất dẫn tới vướng mắc là do khi triển khai thực tế ở địa phương, các bác sĩ chưa có chuyên môn sâu về đấu thầu nên trong quá trình còn lúng túng.

Thứ hai, về việc phân cấp phân quyền, ở địa phương, các cơ sở y tế cũng chỉ đảm bảo mua dưới 100 triệu đồng, trên 100 triệu đồng phải trình qua Sở Y tế, Sở Tài chính, UBND tỉnh phê duyệt nên việc mua sắm rất lâu. Bộ mong thời gian tới các tỉnh rà soát lại quy định, đảm bảo quản lý và trao quyền cho các đơn vị, tránh thủ tục phiền hà.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn