Đại diện Tập đoàn Ecopark trao 1 triệu USD (tương đương hơn 23 tỷ đồng) mua vaccine COVID-19 - Ảnh: MOH
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, thực hiện bằng được chiến lược vaccine
Hà Nội phong tỏa nhiều nơi, TP.HCM khuyến cáo người già hạn chế ra khỏi nhà
Bộ Y tế có mặt trong đêm để hỗ trợ Bắc Giang phòng, chống dịch
Bộ trưởng Bộ Y tế kêu gọi cả nước hướng về Bắc Ninh, Bắc Giang
Tại buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế và sự đồng lòng, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhân dân trong nước, Việt Nam đã khống chế 3 đợt dịch trước và đang từng bước kiểm soát đợt dịch thứ 4.
Việt Nam cũng được cộng đồng quốc tế đánh giá là quốc gia phòng chống dịch hiệu quả với chi phí thấp, sự thắng lợi này có nhiều bài học kinh nghiệm đã được đúc kết, nhiều sáng kiến đã được thực hiện. Bài học quan trọng là huy động được toàn dân chung tay, ủng hộ và tham gia công tác phòng chống dịch, trong đó có sự đồng hành của các tập đoàn, doanh nghiệp và của nhân dân.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị là huy động mọi nguồn lực trong xã hội để Việt Nam có thể tiếp cận vaccine phòng COVID-19 nhanh nhất, bảo đảm tiếp cận rộng nhất cho người dân được tiêm vaccine, nhằm kiểm soát dịch bệnh và đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát hỗ trợ 50 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin, trong thời gian qua, Bộ Y tế đã nỗ lực tìm kiếm, đàm phán với các tập đoàn, công ty để sớm tiếp cận các nguồn vaccine. Đến nay, Bộ Y tế đã đàm phán thành công với AstraZeneca, Pfizer, BioNTech, Covax Facility - một cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã đăng ký với COVAX để mua thêm vaccine phòng COVID-19 theo cơ chế cùng chia sẻ chi phí. Như vậy, cho đến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ có khoảng 110 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Tuy nhiên, nhiệm vụ của Bộ Y tế từ nay đến cuối năm là làm sao có đủ 150 triệu liều vaccine phòng COVID-19 để tiêm chủng cho 75% dân số Việt Nam theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Chính phủ.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho hay, mục tiêu của Việt Nam không những bảo đảm vaccine tiêm chủng trong năm 2021 mà còn những năm tiếp theo. Do đó, theo sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam thành lập Quỹ vaccine phòng COVID-19 để bảo đảm cơ chế tài chính trong tiếp cận vaccine, để mỗi người dân Việt Nam đều được tiếp cận vaccine.
Nhấn mạnh trong lịch sử tiêm chủng ở nước ta, chưa bao giờ có chiến dịch tiêm vaccine lớn nhất như chiến dịch này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết thêm cùng với nỗ lực tiếp cận, tìm kiếm vaccine từ bên ngoài, Việt Nam cũng tính tới chiến lược phát triển vaccine phòng COVID-19 trong nước, với mục tiêu đến năm 2022 nước ta sẽ có vaccine phòng COVID-19 "Made in Việt Nam".
Tập đoàn T&T Group hỗ trợ 1 triệu liều vaccine.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, để thực hiện những chiến lược tiếp cận vaccine phòng COVID-19 nhanh nhất, rộng nhất, việc huy động sự đóng góp, ủng hộ của các tập đoàn, doanh nghiệp cho Quỹ vaccine phòng COVID-19 là cần thiết.
Tại lễ tiếp nhận, đại diện các nhà tài trợ đã bày tỏ tri ân các bác sỹ, nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch. Chia sẻ với những khó khăn trong công tác phòng, chống dịch, các doanh nghiệp, tập đoàn cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ, Bộ Y tế và toàn dân trong cuộc chiến phòng, chống dịch, với niềm tin sẽ sớm đẩy lùi dịch bệnh, đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Thông qua Bộ Y tế, đại diện 8 doanh nghiệp, tập đoàn đã trao 125 tỷ đồng, 1 triệu USD và 1 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho công tác phòng, chống dịch.
Cụ thể: Tập đoàn T&T Group hỗ trợ 1 triệu liều vaccine; Công ty Cổ phần tập đoàn Ecopark hỗ trợ 1 triệu USD; Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát hỗ trợ 50 tỷ đồng; Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hỗ trợ 10 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TPBANK hỗ trợ 10 tỷ đồng; Công ty cổ phần Tập đoàn Phenikaa hỗ trợ 20 tỷ đồng; Ngân hàng SHB hỗ trợ 15 tỷ đồng; Tập đoàn An Phát Holdings hỗ trợ 20 tỷ đồng.
Bình luận của bạn