Bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Vinamilk: "Quyết đoán nhưng không độc đoán"
Chủ tịch Tôn Hoa Sen: “Tôi sinh ra để nổi tiếng”
Chủ tịch Bitexco: “Chưa bao giờ nhiều cơ hội như hiện nay”
Thứ nhất, đừng tạo áp lực dồn dập. Thời điểm vừa hết kỳ nghỉ Tết là lúc nhân viên vẫn chưa lấy lại động lực làm việc và vẫn còn có tư tưởng nghỉ ngơi.
Do đó, tiến độ thực hiện công việc chắc chắn sẽ chậm hơn so với bình thường. Có nhiều cách để kích thích tiến độ nhanh hơn, nhưng việc tạo áp lực với nhân viên không phải là cách làm khôn ngoan.
Thay vì tập trung vào những mục tiêu lớn hay hiệu quả công việc của nhân viên, hãy dùng thời gian này để khuyến khích nhân viên tìm được niềm vui trong công việc, đồng thời đặt ra những mục tiêu nhỏ, nhưng thú vị để nhân viên cố gắng đạt được. Có như vậy, nhân viên mới có lại được niềm hứng khởi làm việc.
Ông Jonah Levey, nhà sáng lập và Chủ tịch HĐQT của VietnamWorks
Với kinh nghiệm nhiều năm làm trong lĩnh vực nhân sự, ông Vương Thái Phong, Trưởng Nhóm Tuyển dụng và Ứng dụng các giải pháp cải tiến của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí chia sẻ một số lời khuyên đến người làm công tác nhân sự và nhân viên để bắt đầu một năm mới sôi động hơn như sau:
“Hãy tư vấn cho nhân viên để họ nghĩ về những thành tựu mong muốn đạt được và chiến lược thực hiện chúng ra sao trong thời gian tới. Ví dụ, bạn có thể khuyên nhân viên phác thảo những thành tựu đó dưới dạng khẩu hiệu súc tích hoặc chi tiết như bản đồ tư duy và đặt chúng đâu đó trong góc làm việc, trong hình nền điện thoại”.
Thứ hai, hoạt động tập thể sôi nổi. Hãy tổ chức các hoạt động cải thiện sức khỏe như đăng ký cho nhân viên tham gia các cuộc chạy bộ từ thiện hay tập thể dục buổi sáng cùng nhau… Ngoài ra, bắt đầu những ngày làm việc đầu tiên của năm mới, những khóa huấn luyện kỹ năng mềm sôi nổi cũng giúp nhân viên có thêm ý chí và niềm vui trở lại với công việc hàng ngày.
Thứ ba, bắt đầu chậm mà chắc. Một việc cần nhớ là, khi bắt đầu quay trở lại làm việc, nhiều nhân viên sẽ rất ngán ngẩm khi nhìn vào bảng danh sách chỉ tiêu cần đạt trong năm. Hãy đề ra cho nhân viên một mục tiêu nhỏ hơn, gần hơn và thú vị hơn sẽ giúp cho họ dễ dàng bắt tay vào làm việc hơn.
Nếu đội ngũ nhân viên bạn quản lý đang thực hiện một dự án lớn, thì hãy phân chia dự án thành nhiều phần nhỏ, thực hiện trong từng giai đoạn khác nhau để mọi người không cảm thấy bị quá tải bởi quy mô của dự án. Và điều cần thiết nữa là, thường xuyên đề ra các chính sách thưởng, không cần phải quá hậu hĩnh nhằm tạo động lực cho nhân viên quay trở lại guồng làm việc bình thường.
Thứ tư, không gian làm việc mang tính giao lưu. Một số sự thay đổi tinh tế trong không gian làm việc cũng giúp nhân viên dễ dàng chuyển từ trạng thái “nghỉ Tết” sang trạng thái “làm việc” dễ dàng hơn. Điều quan trọng nhất là, phải nhấn mạnh được tính chất giao lưu của các hoạt động trên, bởi vì nếu sau Tết, ai cũng chỉ ngồi vào một góc của mình để làm việc thì sẽ rất khó đạt được hiệu quả công việc như mong đợi.
Sự giao lưu cởi mở, thân tình giữa các cá nhân trong tập thể sẽ tạo tiền đề cho việc hợp tác tốt đẹp trong công việc cũng như kéo mọi người ra khỏi cảm giác mệt mỏi, thiếu động lực làm việc, dư âm của kỳ nghỉ Tết.
Bình luận của bạn