Nên:
- Sử dụng các acid béo cần thiết như omega – 3 và omega – 6, có thể giúp cải thiện một số triệu chứng của mãn kinh như trầm cảm, giảm mỡ trong máu, cải thiện các triệu chứng của viêm khớp và giảm nguy cơ ung thư vú.
- Nên ăn các loại đường phức (fructose) có trong trái cây, rau củ, ngũ cốc.
- Cần ăn đủ thức ăn giàu đạm như thịt nạc, cá, trứng, đậu đỗ, đặc biệt ăn nhiều các chế phẩm từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu nành vì có chứa nhiều tiền nội tiết tố thực vật…
- Chế độ ăn uống có nhiều rau củ và trái cây sẽ cung cấp nhiều chất xơ, các vitamin B, C, D, E và khoáng chất giúp bảo vệ tim mạch, xương khớp, một số bệnh ung thư. Các chất xơ giúp giảm mỡ máu, tránh táo bón.
- Cung cấp đủ nhu cầu calci mỗi ngày ngăn ngừa loãng xương.
- Nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để ngăn ngừa táo bón và giúp giữ ẩm cho da.
Không nên:
- Ăn những món ăn nhiều mỡ, hạn chế chất béo, đặc biệt là các loại mỡ bão hòa.
- Hạn chế chất bột đường nhằm giúp kiểm soát được cân nặng, giảm trầm cảm và thay đổi khí chất. Tránh các loại đường đơn có nhiều trong các loại bánh kẹo, nước ngọt…
- Hạn chế ăn mặn bằng cách nêm lạt, không chấm thêm nước mắm, muối, nước tương, chao, bớt dùng bột ngọt, giảm các thức ăn mặn như mắm, tương, dưa, cà, tránh thức ăn chế biến sẵn…
“Để phòng một số bệnh phụ khoa hay gặp, chị em có thể sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất, những sản phẩm thực phẩm chức năng được khuyến cáo là tốt cho phụ nữ”. (PGS.TS Trần Đình Toán, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị) |
Bình luận của bạn