Bạn đã biết cách chọn kem chống nắng tốt nhất?
HOT: Tránh ngay 14 thương hiệu kem chống nắng dành cho trẻ em có chứa chất độc
SỐC: 3/4 kem chống nắng không thể chống nắng và danh sách kem chống nắng tốt nhất 2017
Những điều quan trọng cần biết trước khi lựa chọn kem chống nắng
Chỉ bạn cách chống nắng tốt nhất trong Hè này
Cùng với danh sách Những thương hiệu kem chống nắng nào tốt nhất 2017, Kem chống nắng cho trẻ em an toàn nhất và Những sản phẩm kem chống nắng tệ nhất có thể gây hại cho trẻ, Nhóm công tác môi trường Mỹ - EWG (Enviromental Working Group) cũng đưa ra những chỉ dẫn chung về cách đọc bao bì sản phẩm kem chống nắng.
EWG đặc biệt lưu ý những thông tin sau trên bao bì kem chống nắng:
1. Vòi phun
Hãy cẩn thận với những sản phẩm chống nắng dạng xịt hay vòi phun sương. Nó có thể sẽ không tạo ra được một lớp chống nắng đều hoặc phủ đủ dày trên da, thậm chí, bạn có thể bị hít phải sản phẩm trong khi xịt. Tốt hơn hết, nên chọn chống nắng dạng kem hay gel.
2. SPF (Sun Protection Factor)
SPF là chỉ số thể hiện khả năng chống nắng, bảo vệ làn da chống lại tia UVB. Giá trị SPF từ 15 - 50 là đủ để bảo vệ da khỏi tác hại từ ánh nắng mặt trời, miễn là bạn thoa đủ lượng kem chống nắng và thường xuyên thoa lại.
Tuy nhiên, phải nhớ rằng, chỉ số SPF chỉ giúp bạn tránh bị cháy nắng, chứ không đảm bảo bảo vệ da khỏi những tổn thương khác từ ánh nắng mặt trời.
3. SPF 100+
Đừng nghĩ rằng, chỉ số SPF càng cao thì khả năng chống nắng càng tốt. SPF 15 ngăn được khoảng 94% lượng tia UVB, SPF 30 ngăn chặn được 97% tia UVB, SPF 45 ngăn chặn được khoảng 98% lượng tia UVB. SPF từ 50 trở lên cũng không hiệu quả hơn SPF 50 là mấy và SPF100+ chỉ là chiêu trò “quảng cáo” của nhà sản xuất.
4. Phổ rộng (Broad spectrum)
Là loại kem chống nắng có thể bảo vệ da khỏi tác hại của cả hai tia bức xạ: UVB và UVA. Tuy nhiên, không hẳn sản phẩm nào gắn mắc phổ rộng đều là thật - điều này khiến cho người sử dụng chủ quan, quá dựa dẫm vào kem chống nắng mà không áp dụng các phương pháp chống nắng khác.
5. Hypoallergenic
Thuật ngữ “Hypoallergenic” được hiểu là “rất ít gây dị ứng” hay “ít gây kích ứng da” và bạn hãy cẩn thận khi thấy sản phẩm chống nắng có dòng chữ này. Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), hiện vẫn chưa có bất cứ một yêu cầu nào về cấp bậc của hệ thống hóa việc kiểm nghiệm dị ứng trong mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da. Vì vậy, các thương hiệu đều có thể tự do ghi trên bao bì thuật ngữ hypoallergenic. Có nghĩa là, sản phẩm được cho là hypoallergenic vẫn có khả năng gây kích ứng da như thường.
EWG đã tìm ra trong 143 thương hiệu kem chống nắng có chứa một chất gây dị ứng da mạnh gọi là methylisothiazolinone. Một số trong những thương hiệu này đều được dán nhãn hypoallergenic.
6. Chống nước (Water resistant)
Đừng để quảng cáo lừa bạn, bởi lẽ, không tồn tại loại kem chống nắng không thấm nước.
7. Thành phần hoạt tính (Active ingredients)
Nên chọn sản phẩm có chứa kẽm oxide hoặc avobenzone ở mức 3%. Các thành phần này giúp bảo vệ da khỏi tia UVA rất tốt.
Tránh oxybenzone, vì đây là chất có thể gây rối loạn homrone.
8. Hướng dẫn sử dụng
Hầu hết mọi người đều không thoa đủ kem chống nắng để có được sự bảo vệ tối ưu nhất.
Đối với loại có SPF từ 15 trở lên thì với diện tích một khuôn mặt chỉ cần khoảng 2,5gr kem là đủ. Nên áp dụng ít nhất 1 ounce kem chống nắng (khoảng 28gr) cho toàn thân. Thường xuyên thoa lại kem chống nắng, đặc biệt là sau khi bị dính nước hoặc đổ mồ hôi và áp dụng thêm các biện pháp chống nắng an toàn khác
9. Các phương pháp chống nắng
Nhiều sản phẩm được quảng cáo có thể bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời hoàn hảo. Tuy nhiên, chỉ một mình kem chống nắng sẽ không thể ngăn ngừa khả năng cháy nắng và ung thư da.
Khi ra ngoài nắng, bạn nên áp dụng các phương pháp chống nắng khác, bao gồm: Mặc quần áo dài, sáng màu; Đeo kính râm; Đội mũ hoặc che ô; Tránh ra ngoài trời vào buổi trưa.
10. Tá dược (Inactive ingredients)
Tránh các sản phẩm kem chống nắng có sử dụng retinyl palmitate - một dạng vitamin A có thể gây ra các tổn thương và khối u ở da khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Bình luận của bạn