- Chuyên đề:
- Viêm thanh quản
Viêm thanh quản gây ra tình trạng khản tiếng, mất tiếng cho người bệnh. Nguồn ảnh: Internet
Giữ gìn giọng nói trong mùa đông
Phòng viêm thanh quản cấp do nắng nóng
Những bài thuốc nam trị viêm thanh quản
4 bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ
Viêm thanh quản là bệnh hay gặp ở những người thường xuyên sử dụng tiếng nói là công cụ làm việc chính như giáo viên, bán hàng, dẫn chương trình..., gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nghề nghiệp, thậm chí có người phải nghỉ việc, bỏ nghề mà mình yêu thích. Do đó, việc phòng ngừa và điều trị bệnh đúng cách có vai trò rất quan trọng để bảo vệ cơ quan phát thanh của cơ thể.
Theo các chuyên gia tai mũi họng, để phòng viêm thanh quản cấp cần lưu ý không để bị lạnh, ẩm kéo dài. Nhất là khi bị dính mưa, cần lau khô người, thay quần áo, có thể ủ ấm không để bị lạnh. Không được hút thuốc lá, thuốc lào và tránh hít phải khói thuốc. Uống nhiều nước, giúp giữ cho niêm mạc thanh quản được trơn nhẵn và sạch. Hạn chế uống rượu và cà phê để đề phòng khô họng. Khi đi đường, làm việc trong môi trường bụi bẩn nên đeo khẩu trang. Vệ sinh răng miệng, mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Đặc biệt, khi thấy chớm có những triệu chứng của viêm mũi, viêm họng cấp cần điều trị ngay để không gây biến chứng ảnh hưởng đến thanh quản.
Với những người bị viêm họng, viêm thanh quản có thể dùng một số bài thuốc dân gian để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh như:
Trà mật ong: Lấy 1 thìa mật ong khuấy đều trong chén trà và vắt thêm nửa quả chanh, rồi uống từng ngụm.
Quất hồng bì: Dùng quất hồng bì cho thêm chút muối, ngậm nuốt nước từng ít một cho tới khi khỏi.
Gừng tươi và rẻ quạt (xạ can): Củ hoặc lá rẻ quạt, gừng tươi mỗi thứ 1 lát, nhai ngậm nuốt nước dần, ngày 1 – 2 lần.
Lá xương sông: Lấy khoảng 5 – 10 lá xương sông bánh tẻ, giấm ăn 20 – 30ml (giấm nuôi bằng chuối là tốt nhất). Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ cho ra tinh dầu rồi nhúng vào giấm. Súc miệng bằng nước muối nhạt rồi ngậm lá xương sông nuốt nước dần, ngày 2 – 3 lần cho tới khi khỏi.
Rẻ quạt (xạ can): Ngày dùng 3 - 6gr dưới dạng thuốc sắc hoặc bột làm viên ngậm. Có thể dùng từ 10 - 20gr thân rễ tươi rửa sạch, nhúng qua nước sôi, giã nát với vài hạt muối, vắt nước ngậm và nuốt dần.
Giá đỗ: Dùng một nắm giá đậu xanh, rửa sạch, giã dập nát, sau đó cho 200ml nước sôi, khuấy đều. Dùng nước này mỗi lần từ 10 - 20ml, ngậm rồi nuốt từ từ. Nếu ăn được giá sống thì nên nhai giá sống, nuốt nước.
Mật ong và chanh tươi: Khía lớp vỏ ngoài của quả chanh thành hình múi khế, đặt quả chanh trong một chén nhỏ. Sau đó, cho một vài thìa mật ong đủ ngấm đủ toàn bộ quả chanh. Để khoảng 1 - 2 giờ rồi cắt ra và ngậm.
Đậu đen: Lấy 12gr đậu đen sao cho bốc khói. Cho vào chai thủy tinh, rót rượu vào cho ngập đậu, đậy nắp cho kín. Sau 7 ngày có thể dùng được (để lâu hơn càng tốt). Rót rượu thuốc uống dần ít một. Dùng cho những trường hợp viêm hầu họng, viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng, đau họng, khó nuốt.
Khế: Lấy 2 - 3 quả khế rửa sạch, thái lát bỏ vào cái ca. Lấy 2 - 3 thìa đường rải lên trên, đậy nắp. Sau 3 - 4 giờ dưới đáy ca đã có một lớp nước được tạo thành. Rót nước này uống dần từng ít một.
Bình luận của bạn