- Chuyên đề:
- Viêm thanh quản
Chữa sớm và dứt điểm các triệu chứng ho, đau họng để phòng ngừa viêm thanh quản. Nguồn ảnh: Internet
Phòng viêm thanh quản cấp do nắng nóng
Những bài thuốc nam trị viêm thanh quản
Dấu hiệu thường gặp của ung thư thanh quản
Khản tiếng, mất tiếng do phù nề thanh quản
Cảnh giác với nhức đầu, sổ mũi
GS.TS Ngô Ngọc Liễn – Nguyên Chủ tịch Hội Tai – Mũi – Họng Hà Nội cho biết: “Thanh quản bao gồm hai chức năng: Hô hấp và phát âm. Những nguyên nhân như nói to, nói nhiều, nhiễm lạnh, nhiễm vi khuẩn, virus, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, làm việc trong môi trường ô nhiễm... đều dẫn tới viêm thanh quản. Triệu chứng cơ bản nhất của viêm thanh quản là khản tiếng, mất tiếng”.
Thanh quản có vai trò rất quan trọng, giống như một van ở trên khí quản, khi van này đóng mở sẽ giúp cho việc thở, nuốt và nói. Khi chúng ta phát âm, không khí từ phổi lên phế quản, khí quản, thanh quản khép lại làm rung động dây thanh, qua họng mũi điều chỉnh thanh tiếng nói. Ngoài ra, thanh quản còn có chức năng rất quan trọng trong việc bảo vệ đường thở. Khi có dị vật, thanh quản sẽ khép lại và đẩy dị vật ra, bảo vệ cho đường thở.
Bệnh viêm thanh quản thường gặp ở những người thường xuyên sử dụng tiếng nói là công cụ làm việc chính như giáo viên, bán hàng, dẫn chương trình, diễn giả… Các trường hợp này, viêm thanh quản ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nghề nghiệp, thậm chí có người phải nghỉ việc, bỏ nghề mà mình yêu thích. Do đó, việc phòng ngừa và điều trị đúng cách có vai trò quan trọng để giữ gìn cơ quan phát thanh.
Theo các chuyên gia, viêm thanh quản thường có triệu chứng ban đầu như nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt, sau đó chuyển sang đau họng, có cảm giác nóng và khô hoặc vướng như có dị vật trong cổ họng, kích thích ho. Sau vài ngày, giọng nói người bệnh bị khản tiếng, thậm chí mất tiếng, ho khan chuyển dần sang có đờm. Đặc biệt, mùa đông là kiểu thời tiết khắc nghiệt với thanh quản. Do tiết trời lạnh, ẩm nên thanh quản dễ bị viêm, sưng…
Khi bị viêm thanh quản, nếu không chú ý giữ ấm cổ, vệ sinh đường họng tốt và nói liên tục sẽ khiến thanh quản làm việc quá sức, dẫn đến tổn thương. Nguy hiểm hơn, có thể phát triển các loại u lành thanh quản, u xơ, hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh…
Thanh quản tổn thương cũng gây ảnh hưởng đến đường hô hấp trên và dẫn đến ho, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang… Tổn thương này theo niêm mạc xuống thanh quản thành viêm nề thanh quản, hoặc có thể gây viêm phế quản, viêm phổi. Nếu bị viêm từ đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản sẽ sinh ra chất nhầy, tiết dịch, mủ ở phổi. Khi thanh quản bị viêm lại thêm các chất dịch nhầy này bám vào thanh quản dẫn đến viêm nhiễm nặng hơn.
Cách bảo vệ cơ quan phát thanh
- Khi các triệu chứng xuất hiện, cần xử lý ngay, đề phòng viêm đường hô hấp trên. Cần chú ý vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết, tránh tiếp xúc với khói bụi và không khí ô nhiễm…
- Khi bị ho, viêm họng phải chữa ngay và dứt điểm, tránh để lâu ngày gây lan xuống khí quản, phế quản.
- Cần bảo vệ bằng cách giữ ấm, quàng khăn, không nên hát nhiều, nói nhiều, hét to, khóc to dẫn đến nhược cơ thanh quản. Mặt khác nên ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi, đi lại thích hợp, tránh làm quá sức trong những ngày rét đậm.
- Các đồ gia vị cay, nóng, lạnh, cũng ảnh hưởng đến thanh quản. Khi bị viêm thanh quản, nên hạn chế ăn những đồ này.
- Khi đã bị viêm nhiễm, tùy trường hợp mà nên thận trọng khi dùng kháng sinh. Có thể dùng các thực phẩm chức năng với tác dụng tiêu hàn, chống đờm, chống viêm… để có thể tăng khả năng đề kháng, tự miễn dịch.
- Không được hút thuốc lá, thuốc lào và tránh hít phải khói thuốc. Khói thuốc làm khô họng và gây kích ứng dây thanh âm. Uống nhiều nước, nước giúp giữ cho niêm mạc thanh quản được trơn nhẵn và sạch. Hạn chế rượu và cà phê để đề phòng khô họng.
Bình luận của bạn