Bùng phát “vi khuẩn ăn thịt người” sau bão lũ, cách phòng ngừa ra sao?

Bệnh "vi khuẩn ăn thịt người" nguy hiểm thế nào?

Lại có thêm bệnh nhân bị vi khuẩn "ăn thịt người" xâm nhập

Căn bệnh do "vi khuẩn ăn thịt người" gây ra nguy hiểm như thế nào?

Bệnh Whitmore gây tử vong sau 48h dễ bị nhầm với quai bị

Bệnh nhi nhiễm trùng máu nặng vì nhầm bệnh Whitmore là quai bị

Theo thông tin trên báo Lao Động, bệnh viện Trung ương Huế trong mùa bão lụt kéo dài tại các tỉnh miền Trung từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11, số lượt bệnh nhân mắc bệnh Whitmore nhập viện tăng đột đột biến với gần 30 ca trong chỉ hơn 1 tháng rưỡi.

Trong các bệnh nhân nhập viện, có 50% bệnh nhân đến từ các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị…; 50% đến từ các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, thị xã Hương Thủy… của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bệnh Whitmore là gì và biểu hiện thế nào?

Bệnh Whitmore (hay bệnh Melioidosis) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loại vi khuẩn B. pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này tấn công gây viêm và áp xe ở các cơ quan trên cơ thể, làm biến dạng chỗ viêm nhiễm nên người ta đặt tên cho loại vi khuẩn này là “vi khuẩn ăn thịt người”.

Các triệu chứng của bệnh Whitmore khác nhau tùy thuộc vào loại nhiễm trùng. Các thể bệnh bao gồm nhiễm trùng cục bộ (dấu hiệu: Đau hoặc sưng cục bộ, sốt, loét, áp xe); Nhiễm trùng phổi (gây ho, đau ngực, sốt cao, đau đầu, chán ăn); Nhiễm trùng máu (biểu hiện như suy hô hấp, khó chịu ở bụng, đau khớp); Nhiễm trùng lan truyền (triệu chứng: Giảm cân, đau dạ dày hoặc ngực, đau cơ, động kinh, đau đầu). Thực tế, phải 2-4 tuần sau khi tiếp xúc với vi khuẩn thì các triệu chứng mới xuất hiện. Tuy nhiên, cũng có một số người mắc bệnh mà không có triệu chứng.

 “Vi khuẩn ăn thịt người” thường "chọn" ai?

Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm Whitmore thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất, nguồn nước bị ô nhiễm. Con người và động vật khi hít phải bụi bẩn, giọt nước nhiễm bẩn hoặc ăn uống nguồn nước không đảm bảo an toàn. Đặc biệt, vi khuẩn dễ xâm nhập qua da, niêm mạc khi đang có tổn thương và những người mắc bệnh mạn tính khác bao gồm đái tháo đường, suy gan, suy thận,… Ngoài con người, động vật cũng có thể nhiễm Whitmore như: Cừu, dê, heo, ngựa, chó, mèo,…

Cách phòng ngừa bệnh Whitmore thế nào?

Để giảm thiểu rủi ro nhiễm bệnh sau lũ, bạn có thể thực hiện các bước sau:

- Hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn ở vùng lũ, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng trước lũ.

- Nên mang ủng, gang tay khi đi xuống ruộng với những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn đất, nước bẩn. 

- Khi có vết thương hở, vết loét,... cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước lũ bị ô nhễm nặng. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

- Đặc biệt, những người có bệnh mạn tính như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn do nước lũ gây ra.

- Khi nghi ngờ nhiễm bệnh bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp.

Lê Tuyết H+ ( Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội